Cung Ứng Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiếp Tục Đầu Tư Nhiều Công Trình Phục Vụ Vùng Chuyên Canh

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.
Tại Bình Thuận, tính riêng sản lượng điện cho thanh long trong năm 2013 vừa qua đạt xấp xỉ 430 triệu kWh, chiếm gần 30% tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh và tăng 18,5% so năm trước đó. Phòng Quản lý điện và năng lượng (Sở Công Thương) cho hay:
Đến cuối năm 2013, các trạm biến áp 110 kV và các tuyến 22 kV hiện hữu cấp điện cho khu vực phụ tải thanh long hầu hết đã vận hành đầy tải. Nhất là tại các khu vực trọng điểm như: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, La Gi không còn đủ khả năng đáp ứng phục vụ đủ cho việc phát triển mới phụ tải thanh long chong đèn…
Việc chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải trạm biến áp cho người trồng thanh long không thể “đổ lỗi” hết cho ngành điện địa phương. Bởi thực tế, tốc độ phát triển diện tích cây trồng lợi thế trên địa bàn nhiều nơi còn tự phát, không theo quy hoạch phê duyệt.
Do đó dù ngành điện nỗ lực đầu tư khối lượng lưới điện 110 kV và 22 kV rất lớn, song vẫn không thể đảm bảo cung ứng kịp thời cho tất cả các hộ dân có nhu cầu. Thêm nữa phụ tải thanh long lại mang tính chất đặc thù, nghĩa là phụ tải cá biệt 1 pha nhưng tổng công suất toàn hệ thống rất lớn và thời gian sử dụng tùy mỗi khách hàng.
Đây cũng là nguyên nhân khiến biểu đồ phụ tải không ổn định, công suất hệ thống dao động bất thường nên gây ra tình trạng quá tải cục bộ, có khi làm gián đoạn nguồn cung.
Đối với vấn đề đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời, ngành điện luôn xác định chủ trương phát triển năng lượng phải đi trước một bước gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Đặc biệt là với vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long thì càng phải quan tâm, cho nên Sở Công Thương phối hợp Công ty Điện lực Bình Thuận đã triển khai đầu tư nhiều công trình. Như trong năm 2013 xúc tiến thực hiện nâng công suất các trạm biến áp 220/110 kV Phan Thiết, 110/22 kV Đức Linh với kinh phí hơn 160 tỷ đồng.
Ngoài ra ngành còn triển khai thi công các công trình điện thuộc Dự án nâng cao hiệu quả năng lực nông thôn trên địa bàn tỉnh từ vốn vay Ngân hàng Tái thiết Đức. Hay như tiến hành đầu tư một số công trình điện trung thế từ nguồn ứng vốn của tỉnh, triển khai các công trình điện từ thỏa thuận giữa UBND tỉnh với Tổng công ty Điện lực miền Nam…
Theo kế hoạch trong năm 2014 này, Sở Công Thương sẽ cùng ngành điện tiếp tục đầu tư nhiều công trình hướng đến phục vụ tốt hơn cho vùng chuyên canh cây thanh long. Trong đó có nâng công suất các trạm biến áp 110/22 kV ở Hàm Kiệm, Thuận Nam, Lương Sơn, Phan Rí và hoàn thành mạch 2 đường dây 220 kV Phan Thiết - Hàm Thuận, Vĩnh Tân - Phan Thiết và Phan Thiết - Phú Mỹ…
Tiếp đó còn tập trung xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến 22 kV trục chính, nhánh rẽ nhằm cấp điện cho phụ tải thanh long và chuẩn bị đầu tư một số công trình điện khác trên địa bàn Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam…
Cũng trong thời gian tới, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện cũng được ngành chức năng phối hợp triển khai đến những hộ dân tham gia chong đèn thanh long. Từ đó vận động, khuyến khích mọi người tích cực thay thế bóng đèn sợi đốt bằng loại bóng compact để giảm công suất cấp điện, khắc phục tình trạng quá tải của hệ thống lưới điện.
Có thể bạn quan tâm

Với năng lực sản xuất mỗi ngày cho ra đời từ 15.000-20.000 con gà ta giống, hệ thống khách hàng chằng chịt từ tỉnh Quảng Bình vào đến Nam bộ và Tây Nguyên, anh Lê Minh Dư - GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (Tuy Phước - Bình Định) được giới chăn nuôi trong khu vực đặt cho biệt danh là vua gà ta.

Tại ấp Tân Lợi, Tân Hòa (xã Tân Thanh - Giồng Trôm - Bến Tre), có những con giồng bạt ngàn cây lài. Trước đây, chưa ai dám nghĩ đó là loại cây giúp người nông dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, cây lài trên vùng đất cát giồng đã khẳng định điều đó.

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng theo cơ cấu 2 vụ lúa xen 1 vụ màu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, vụ hè thu sớm năm 2013 huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng 1.115 ha màu trong đó có 276 ha dưa hấu, tập trung nhiều ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc.

Diện tích ca cao bị đốn bỏ hoặc chết đến đầu tháng 7-2013 ở Bến Tre là rất lớn, khoảng 1.943ha (chết 536ha). Trong đó, thành phố Bến Tre đốn 147,11ha; Châu Thành đốn 367ha; Giồng Trôm đốn 367ha, chết 536ha; Mỏ Cày Nam đốn 14ha, Bình Đại đốn 13ha.

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.