Cua Biển Năm Căn Xây Dựng Thương Hiệu

Ông Huỳnh Thúc Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, cho biết: huyện Năm Căn đã lập các thủ tục cần thiết đăng ký thương hiệu tập thể cho con cua biển Năm Căn và đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét công nhận vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm là việc sau khi được công nhận thương hiệu tập thể cho cua biển Năm Căn, đòi hỏi địa phương cần quy hoạch hợp lý diện tích nuôi cua thương phẩm, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cua chuyên canh để đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với đó là việc bảo vệ và quảng bá sâu rộng thương hiệu cua biển Năm Căn là mặt hàng đặc sản vùng biển Cà Mau có chất lượng thịt ngon, chắc khỏe.
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn.
Hiện tại, huyện Năm Căn có gần 50 vựa thu mua cua với sản lượng bình quân 15 tấn/ngày, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Sản lượng cua, nhất là mặt hàng cua gạch chiếm đến 70% sản lượng sẽ được vận chuyển sang tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc bằng đường hàng không; sản lượng cua còn lại sẽ được tiêu thụ chủ yều tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…

Ông Trần Văn Vinh, nông dân có kinh nghiệm nuôi nghêu hàng chục năm, đồng thời có trại sản xuất nghêu giống "có tiếng" ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã chết hàng loạt liên tục 5 năm qua, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là năm 2010, 2011 và đầu năm 2013. Đúc kết kinh nghiệm qua các năm nuôi nghêu của mình, ông Vinh nhận định, thực tế hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, tức là bắt đầu thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch (lúc này mới bắt đầu có nghêu giống) và thu hoạch vào tháng 12 trong năm, chậm nhất là tháng 1 năm sau.

Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long), nổi tiếng với bạt ngàn vườn cây ăn trái. Đặc biệt là 2 loại cây “chủ lực”: chôm chôm và nhãn. Sau này, có thêm cây chanh tàu cũng đã từng cho thu nhập khá cao.

Nông dân xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh, Hải Dương) bắt đầu thu hoạch thanh long ruột đỏ. Giá bán tại gốc 40 nghìn đồng/kg, cao gấp 2 lần so với thanh long ruột trắng.

Toàn phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu - Đà Nẵng) có 22 tàu cá công suất nhỏ (20-30CV), khai thác ở vùng biển ven bờ. Năm nay, bà con ngư dân rất phấn khởi vì được mùa cá giò.