Cử Nhân Mát Tay Trồng Cây Ăn Quả

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.
Tốt nghiệp đại học, Ngọc quyết định về quê (phường Lĩnh Nam) làm nông dân. Đất đai quê anh chủ yếu là đất pha cát, thuận lợi cho trồng cây ăn quả, anh Ngọc quyết định đầu tư trồng cam, quất cảnh và đu đủ. Anh về Hưng Yên mua giống, rồi đến các trang trại trồng cây ăn quả có tiếng ở Văn Giang (Hưng Yên), Nam Định để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cây.
Sau nhiều năm làm, anh rút ra kinh nghiệm: Trồng quất cần nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ, nhiệt độ chỉ ở 20-24 độ C. Phải phun thuốc trừ sâu và bón phân đúng định kỳ nếu không cây sẽ bị vàng lá rồi rụng hết, chủ yếu là dùng phân NPK, thêm bột ngô và đỗ tương. Cam, quất của anh chủ yếu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. “Để quất ra quả đúng thời điểm tết, tháng 6 -7 âm lịch đã phải kiểm tra xem cây nào phát triển tốt thì xới tung đất lên, phơi nắng nhẹ độ 10 ngày rồi tỉa bớt cành, lá, sau đó trồng lại”- anh Ngọc chia sẻ thêm. Riêng quất, anh trồng 6 sào, mỗi năm bán hơn 200 cây quất cảnh, trừ chi phí lãi gần 150 triệu đồng. Đó là chưa kể lợi nhuận từ 30 cây cam Canh.
Gần đây, anh Ngọc trồng 600 gốc thanh long. Anh tâm sự: “Ban đầu tôi lo lắm, nhưng thấy ở địa phương chưa có ai trồng thanh long nên tôi thử trồng, vừa tận dụng đất, vừa đa dạng hóa sản phẩm”. Tháng 1.2013, anh đầu tư 200 triệu đồng xây trụ, lên Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội và Hòa Bình mua cây giống. “Trước khi trồng, tôi lên Suối Hai học kỹ thuật, kinh nghiệm, và mua tài liệu về đọc. Nhờ vậy, thanh long của gia đình rất tốt, trong năm nay sẽ ra hoa” - anh Ngọc nói.
Trang trại cây ăn trái của gia đình anh không những đem lại nguồn thu nhập từ 100-150 triệu đồng mỗi năm, mà còn tạo việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương.
Bà con có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm trồng quất, thanh long... liên hệ với anh Ngọc theo số 0983.813.180
Có thể bạn quan tâm

Vùng sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã (HTX) Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào vụ cuối năm tất bật hơn. Với nhiều loại rau được chăm sóc kỹ lưỡng, nông dân Yên Mỹ đã sẵn sàng cung ứng phục vụ thị trường Tết.

Ngân sách huyện hỗ trợ các hộ tham gia mô hình 50% lượng phân kali, Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu tỉnh cho mượn 5 triệu đồng/ha, không tính lãi, sau khi thu hoạch mì nông dân sẽ thanh toán lại cho nhà máy.

Nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bò là cây bắp non khoảng 80 ngày. Hiện công ty có vùng nguyên liệu 200 hécta trong tỉnh, song phải tiếp tục mở rộng mới đủ. Nông dân ký hợp đồng cung cấp cây bắp có thể làm 4 vụ/năm, giá mua cây bắp từ 1.100 -1.200 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 200 tấn cây bắp/hécta/năm.

Chuyện cây hồ tiêu bị trộm hái trái non, phá vườn cây chưa làm người dân huyện Chư Pưh hết buồn, thì những ngày qua nhiều vườn tiêu tại huyện Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) bỗng nhiên đổ bệnh, rụng lá chết dần.

Trang trại Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm – thủy sản (NL–TS) vùng 1 (Cục Quản lý Chất lượng NL- TS) cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình sản xuất lợn thịt. Đây là trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận ý nghĩa này.