Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.
Đầu tư cho 1 bè nuôi khoảng 400 con cá giống trong thời gian 6 tháng, người nuôi cá phải chi số tiền vốn khoảng hơn 200 triệu đồng. Trong đó, mỗi ngày thức ăn cho cá tốn từ 500.000 đến 1 triệu đồng, tuỳ vào kích cỡ của cá.
Hiện nay, sản phẩm bán ra vẫn phụ thuộc vào người thu mua của tỉnh Kiên Giang, thời gian cao điểm cá có giá 110.000 đồng/kg, nhưng tại Hòn Chuối thường người nuôi chỉ bán được 80.000 đồng đến 90.000 đồng, đã vậy số lượng bán ra chỉ với số lượng ít vì người mua chỉ cân từ 1 tấn trở lại.
Theo thông tin từ người nuôi cá, nếu cá được bảo quản ôxy đưa vào bờ sẽ bán được giá cao, nhưng cư dân ở đây không có điều kiện đảm bảo. Hiện tại, họ đang rất cần ngành chức năng chia sẻ kinh nghiệm và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Bén duyên với nông nghiệp công nghệ cao ngay sau khi rời giảng đường, anh Nguyễn Mạnh Hùng đầu tư trồng các loại dưa hữu cơ, cho giá trị gấp 3 lần

Trồng rau theo triết lý '3 không' (không thuốc BVTV hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc tăng trường) và '4 sạch' (giống sạch, đất sạch, nước sạch)

Từ chỗ trồng cây được chăng hay chớ, bà con vùng cao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã thuần thục các kỹ thuật thâm canh cây cây ăn quả, cho ra quả trái vụ.

Ở Sóc Trăng, nghề nuôi dê tạo thêm sinh kế mới trên vùng đất chuyển đổi, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi khô hạn. Nhiều nông dân nghèo khá lên nhờ nuôi dê.

Bài toán đưa chè Thái Nguyên trở thành đồ uống phổ biến trong nước và dần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đã bắt đầu được quan tâm tại vùng chè đặc sản