Cty TNHH MTV Cao Su Krông Buk: Năng Suất Vườn Cây Cao Nhất Các Tỉnh Tây Nguyên

Diện tích cao su kinh doanh đạt 2.080 ha, năng suất đạt 1,63 tấn/ha. Đây là năng suất cao nhất so với các Cty cao su ở Tây Nguyên. Tổng sản lượng đạt 4.011,3 tấn đạt 112,3 % so với kế hoạch được giao. Diện tích cà phê chè 898,76 ha thu hoạch 1.300 tấn nhân đạt 130% KH. Tổng doanh thu 429,3 tỷ đồng đạt 130% KH, tăng 36% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế 131,62 tỷ đồng đạt 209% so với KH tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 31%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đạt 43,8%. Nộp ngân sách nhà nước 46,21 tỷ đồng đạt 177% KH tăng 2,3 lần so với năm 2010.
Trong năm 2011 Cty đã triển khai các dự án trồng cao su ở các nơi như: Trồng mới ở Campuchia 1.404 ha, đưa diện tích trồng ở đây lên 1.638,5 ha hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt. Liên doanh với Cty cà phê 715C đã trồng mới được 89 ha và trồng mới ở khu vực Dliêya 38,7 ha. Sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng lên. Tổng số cán bộ công nhân viên của Cty hiện có 1.586 người. Tiền lương bình quân 8.206.000 đồng/người/tháng. Tiền thưởng bình quân 13.677.000 đồng/người/năm.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc cho biết năm 2012 Cty phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể như sau: diện tích cao su kinh doanh đạt 2.619,5 ha trong đó ở Dliêya là 539,72 ha sản lượng 3.250 tấn mủ, trồng mới cao su ở Campuchia 1.500 ha, trồng mới cao su liên doanh với Cty cà phê 715C và 715A là 185 ha…; chăm sóc tốt 898,76 ha cà phê… Tổng doanh thu 495,5 tỷ đồng. Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên nâng cao một bước.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.

Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) là trung tâm sản xuất giống thủy sản. Không chỉ cung cấp cho địa bàn trong tỉnh, những năm qua cùng với việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cộng với cơ chế khuyến khích của tỉnh, các cơ sở sản xuất giống ở đây phát triển nhanh đã trở thành trung tâm sản xuất giống có uy tín của cả khu vực Bắc miền Trung.