CP Việt Nam Cam Kết Đồng Hành Cùng Người Nuôi Tôm

Ngày 24/04/2014 tại TP Cần Thơ, công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã long trọng tổ chức hội nghị khách hàng và Hội thảo với chủ đề “Giải pháp nuôi tôm mùa nóng”.
Đông đảo khách hàng công ty là các địa lý, tổ chức, cá nhân nuôi tôm tại các tỉnh khu vực ĐBSCL, lãnh đạo cấp cao của công ty đã tham gia hội nghị.
Với Hội nghị khách hàng lần này, CP Việt Nam mong muốn gởi lời tri ân đến quí khách hàng là các đại lý, doanh nghiệp, hộ nuôi tôm các tỉnh thành khu vực ĐBSCL đã đồng hành cùng với công ty trong thời gian qua.
Ngoài ra, Hội nghị còn là cơ hội quí giá để tập thể cán bộ nhân viên công ty và quí khách hàng cùng nhau thảo luận chia sẻ kinh nghiệm nuôi thành công tôm trong mùa nắng khi mà diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi, nhiệt độ tăng cao, dịch bệnh đặc biệt là EMS có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào.
Tại hội nghị, các diễn giả đã khái quát tổng quan tình hình nuôi tôm trong nước và trên thế giới. Theo đó, mặc dù dịch EMS trên trên giới về cơ bản đã được kiểm soát nhưng theo dự đoán sản lượng tôm nuôi của thế giới trong năm 2014 vẫn chưa có sự tăng trưởng và có thế tiếp tục suy giảm.
Theo thống kê, so với cùng kỳ quí 1/2013 trong 3 tháng đầu năm 2014 sản lượng tôm tại Thái Lan trong giảm 30%, trong khi đó sản lượng tôm nuôi tại Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục tăng khoảng 10% tại mỗi quốc gia, riêng sản lượng tôm nuôi tại Malaixia vẫn duy trì.
Về tình hình nuôi trồng trong nước, trong những tháng đầu năm 2014 do giá tôm duy trì ở mức cao nên nông dân ồ ạt xuống giống, thả nuôi với mật độ cao trong khi khâu cải tạo ao chưa tốt, không bảo đảm được yêu cầu kỹ thuật…Chính vì thế, ngày từ đầu năm dịch bệnh đốm trắng, phân trắng, EMS bùng phát gây nhiều thiệt hại khiến cho nông dân phải thu hoạch sớm.
Tôm có kích cỡ nhỏ lại thu hoạch đồng loạt đã làm giá nguyên liệu lao dốc. So với thời điểm đầu năm giá giảm rất mạnh đơn cử như từ 130.000 đồng/kg xuống còn 90.000 đồng/kg đối với tôm đạt kích cỡ 100con/kg. Thị trường đầu ra không ổn định, giá giảm cùng với tình hình dịch bệnh phức tạp đã làm cho người nuôi, đại lý vô cùng lo lắng.
Ngoài ra, theo các ý kiến thảo luận tại hội nghị, trong những tháng tiếp theo khi nhiệt độ tăng cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển, tình hình dịch bệnh đặc biệt là EMS sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp và có nguy cơ bùng phát cao.
Trước thực trạng trên, tập thể cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học đến từ công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam khuyến cao người nuôi nên xây dựng và tuân thủ nghiệm ngặt hệ thống an toàn sinh học tại ao nuôi, điều chỉnh kết cấu ao nuôi, xây dựng ao lắng, ao xử lý riêng biệt sao cho tỷ lệ ao lắng/ao nuôi là 6/4.
Tùy theo điều kiện ao nuôi cụ thể mà điều chỉnh giảm mật độ thả nuôi sao cho phù hợp, tăng kích cỡ con giống thả nuôi (tối thiểu đạt 1g/con), sử dụng vi sinh, không sử dụng khánh sinh trong quá trình nuôi….
Đại diện tập đoàn CP, ông Yuttana Thongphur – Phó TGĐ cấp cao, khâm phục những kết quả mà ngành tôm Việt Nam đã đạt được khi là một trong những quốc gia tiên phong xách định được nguyên nhân và sớm có giải pháp khống chế được dịch EMS.
“Đại diện tập đoàn CP, tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác rất tích cực và hiệu quả từ phía đối tác Việt Nam. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng với các bạn trong mọi tình huống vì sự phát triển ngành tôm trong nước cũng như trên thế giới” ông Yuttana Thongphur phát biểu.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.

Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN, các công ty xuất khẩu trái cây ở phía Nam đang làm việc với các đối tác ở Bắc Giang để chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi sang thị trường Mỹ trong vụ vải năm nay, sau khi Mỹ cho phép nhập trái vải VN vào thị trường này (tháng 10-2014).

Dự kiến, hội chợ Vifa - Expo 2015 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14-3 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM, với hơn 900 gian hàng (tăng gần 50% so với năm ngoái) của gần 200 doanh nghiệp tham gia.

Trước thực trạng xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỉ USD năm 2014, nhưng có đến 80% giống rau đang phải nhập khẩu, TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, đang tích cực nghiên cứu và phát triển các giống rau, hoa để dần giảm sự phụ thuộc nguồn giống nước ngoài.