Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn triển khai mô hình trồng cây dược liệu

Theo đó, Công ty sẽ quản lý, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ (mật ong, sa nhân, ươi, trám, xoay, mây, măng, lan đất, hoàng đằng, mật nhân) trên diện tích 10.000 ha do Công ty quản lý.
Đối với mô hình trồng cây dược liệu trên 50 ha có các loại cây: giảo cổ lam, đinh lăng, cứt chuột, hoàng đằng, sa nhân tím;
Trong đó mô hình điểm do Công ty thực hiện trên 10 ha, phần còn lại Công ty làm đầu mối tiếp nhận các nguồn đầu tư, hỗ trợ các hộ dân triển khai.
Trước đó, trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Định”, do Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT) triển khai, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giảo cổ lam tại vườn thực nghiệm của Công ty.
Kết quả đánh giá vào cuối năm 2014 cho thấy, cây sinh trưởng tốt, tỉ lệ sống đạt 95-96%.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Vĩnh Sơn cũng đã trồng giảo cổ lam.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, thì đời sống của nông dân ngày nay đã được cải thiện rõ rệt, có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính những mảnh vườn, công đất của mình.

Sau một năm triển khai mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5 - 6 tấn nhân/ha cho cây cà phê tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.

Nông dân sản xuất vào mùa khô thường gặp khó khăn về nguồn nước. Hệ thống tưới tiết kiệm nước- tưới nhỏ giọt được xem là giải pháp tối ưu trong sản xuất đang được triển khai ở thành phố Sóc Trăng.

Là doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên trên địa bàn tỉnh có hơn 30 năm sản xuất giống lúa, rau màu, Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang luôn nỗ lực nghiên cứu, chọn tạo ra những sản phẩm tốt nhất cung ứng đến nông dân.

Năm ngoái, vườn cam của gia đình ông Nguyễn Ngọc Dung, thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế (Bắc Giang) cho thu hoạch hơn 40 tấn quả;