Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn triển khai mô hình trồng cây dược liệu

Theo đó, Công ty sẽ quản lý, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ (mật ong, sa nhân, ươi, trám, xoay, mây, măng, lan đất, hoàng đằng, mật nhân) trên diện tích 10.000 ha do Công ty quản lý.
Đối với mô hình trồng cây dược liệu trên 50 ha có các loại cây: giảo cổ lam, đinh lăng, cứt chuột, hoàng đằng, sa nhân tím;
Trong đó mô hình điểm do Công ty thực hiện trên 10 ha, phần còn lại Công ty làm đầu mối tiếp nhận các nguồn đầu tư, hỗ trợ các hộ dân triển khai.
Trước đó, trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Định”, do Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT) triển khai, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giảo cổ lam tại vườn thực nghiệm của Công ty.
Kết quả đánh giá vào cuối năm 2014 cho thấy, cây sinh trưởng tốt, tỉ lệ sống đạt 95-96%.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Vĩnh Sơn cũng đã trồng giảo cổ lam.
Có thể bạn quan tâm

Với vị ngọt đậm và thơm, màu sắc hấp dẫn, thanh long ruột đỏ trồng tại xã Diễn Phú (Diễn Châu, Nghệ An) được khách hàng ưa chuộng.

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có gần 500 ha hồng không hạt, trong đó có hơn 300 ha cho thu hoạch, với sản lượng bình quân đạt 1.200 tấn/năm... trở thành loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nhiều hộ dân ở Tuyên Quang đã "đổi đời" nhờ đầu tư nuôi cá chiên - một loài cá đặc sản, quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gạo chức năng hay còn được gọi là gạo "dược liệu" đang được cả thị trường xuất khẩu lẫn trong nước ưa chuộng dù giá cao gấp đôi, gấp tư loại thường.

Hiện tại trên thị trường đang xuất hiện khá nhiều thực phẩm, nông sản hữu cơ, song điều nghịch lý là chưa có cơ quan nào chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho nông sản, các sản phẩm dán nhãn hữu cơ trên thị trường phần lớn là… tự xưng.