Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn triển khai mô hình trồng cây dược liệu

Theo đó, Công ty sẽ quản lý, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ (mật ong, sa nhân, ươi, trám, xoay, mây, măng, lan đất, hoàng đằng, mật nhân) trên diện tích 10.000 ha do Công ty quản lý.
Đối với mô hình trồng cây dược liệu trên 50 ha có các loại cây: giảo cổ lam, đinh lăng, cứt chuột, hoàng đằng, sa nhân tím;
Trong đó mô hình điểm do Công ty thực hiện trên 10 ha, phần còn lại Công ty làm đầu mối tiếp nhận các nguồn đầu tư, hỗ trợ các hộ dân triển khai.
Trước đó, trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Định”, do Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT) triển khai, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giảo cổ lam tại vườn thực nghiệm của Công ty.
Kết quả đánh giá vào cuối năm 2014 cho thấy, cây sinh trưởng tốt, tỉ lệ sống đạt 95-96%.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Vĩnh Sơn cũng đã trồng giảo cổ lam.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cai Lậy vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Nuôi heo sinh sản”, với 30 thành viên là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã Bình Phú.

Trong khi nhiều thanh niên ở nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm, thì anh Nguyễn Văn Minh quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình và anh đã thành công.

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, đã có 14.000 ha tôm nuôi sinh thái của tỉnh được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế (chứng nhận Natureland; ASC, BAP; tiêu chuẩn Selva Shrimp).

Theo Sở NN&PTNT Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh dịch bệnh tôm nuôi đã xảy ra ở 12 xã, phường, thuộc 5 huyện, thành phố, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.