Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn triển khai mô hình trồng cây dược liệu

Theo đó, Công ty sẽ quản lý, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ (mật ong, sa nhân, ươi, trám, xoay, mây, măng, lan đất, hoàng đằng, mật nhân) trên diện tích 10.000 ha do Công ty quản lý.
Đối với mô hình trồng cây dược liệu trên 50 ha có các loại cây: giảo cổ lam, đinh lăng, cứt chuột, hoàng đằng, sa nhân tím;
Trong đó mô hình điểm do Công ty thực hiện trên 10 ha, phần còn lại Công ty làm đầu mối tiếp nhận các nguồn đầu tư, hỗ trợ các hộ dân triển khai.
Trước đó, trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Định”, do Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT) triển khai, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giảo cổ lam tại vườn thực nghiệm của Công ty.
Kết quả đánh giá vào cuối năm 2014 cho thấy, cây sinh trưởng tốt, tỉ lệ sống đạt 95-96%.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Vĩnh Sơn cũng đã trồng giảo cổ lam.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).

Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.

Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) hiện có hơn 100 ha vườn đồi, chủ yếu là cây ăn quả. Trong đó, bưởi Diễn là cây trồng chủ lực với diện tích 50 ha.