Công Ty Thanh Hà Xuất Khẩu Chế Phẩm Sinh Học Sang Myanmar

Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Chiều 13/11, Cty CP Thanh Hà đã vận chuyển 7.500 lít chế phẩm sinh học K-H; N-H; A-H xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Myanmar.
Ông Nguyễn Anh Kết, TGĐ công ty CP Thanh Hà cho biết đây là lần thứ ba đơn vị này xuất khẩu sản phẩm sang Myanmar. Trước đó, công ty Thanh Hà đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Campuchia và Myanmar trị giá hàng triệu USD.
Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Được biết, năm 2014, công ty Thanh Hà đã sản xuất gần 1 triệu lít sản phẩm, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty Thanh Hà đã xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất phân bón sinh học tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc với công suất 1 triệu lít/ năm.
Sau Myanmar, công ty Thanh Hà đang tiến hành các thủ tục để đưa sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ, xúc tiến việc thành lập các văn phòng đại diện tại Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134611/kinh-te/cong-ty-thanh-ha-xuat-khau-che-pham-sinh-hoc-sang-myanmar.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa cải tiến tại các địa phương trong tỉnh, kết quả rất khả quan.

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.