Công Ty Thanh Hà Xuất Khẩu Chế Phẩm Sinh Học Sang Myanmar

Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Chiều 13/11, Cty CP Thanh Hà đã vận chuyển 7.500 lít chế phẩm sinh học K-H; N-H; A-H xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Myanmar.
Ông Nguyễn Anh Kết, TGĐ công ty CP Thanh Hà cho biết đây là lần thứ ba đơn vị này xuất khẩu sản phẩm sang Myanmar. Trước đó, công ty Thanh Hà đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Campuchia và Myanmar trị giá hàng triệu USD.
Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Được biết, năm 2014, công ty Thanh Hà đã sản xuất gần 1 triệu lít sản phẩm, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty Thanh Hà đã xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất phân bón sinh học tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc với công suất 1 triệu lít/ năm.
Sau Myanmar, công ty Thanh Hà đang tiến hành các thủ tục để đưa sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ, xúc tiến việc thành lập các văn phòng đại diện tại Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134611/kinh-te/cong-ty-thanh-ha-xuat-khau-che-pham-sinh-hoc-sang-myanmar.html
Có thể bạn quan tâm

Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.