Công Ty Thanh Hà Xuất Khẩu Chế Phẩm Sinh Học Sang Myanmar

Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Chiều 13/11, Cty CP Thanh Hà đã vận chuyển 7.500 lít chế phẩm sinh học K-H; N-H; A-H xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Myanmar.
Ông Nguyễn Anh Kết, TGĐ công ty CP Thanh Hà cho biết đây là lần thứ ba đơn vị này xuất khẩu sản phẩm sang Myanmar. Trước đó, công ty Thanh Hà đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Campuchia và Myanmar trị giá hàng triệu USD.
Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Được biết, năm 2014, công ty Thanh Hà đã sản xuất gần 1 triệu lít sản phẩm, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty Thanh Hà đã xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất phân bón sinh học tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc với công suất 1 triệu lít/ năm.
Sau Myanmar, công ty Thanh Hà đang tiến hành các thủ tục để đưa sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ, xúc tiến việc thành lập các văn phòng đại diện tại Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134611/kinh-te/cong-ty-thanh-ha-xuat-khau-che-pham-sinh-hoc-sang-myanmar.html
Có thể bạn quan tâm

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.