Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ

Ngày 18-6, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu 2013, đơn vị được phân bổ thu mua 33.000 tấn quy gạo, bao gồm chỉ tiêu của VFA giao là 24.000 tấn; Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao 9.000 tấn.
“Ngay khi nhận được chỉ tiêu thu mua, công ty đã triển khai 12 điểm thu mua, trong đó có 5 điểm thu mua lúa tại các địa bàn trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh như: huyện Cái Bè 3 điểm, huyện Cai lậy 3 điểm, huyện Châu Thành 4 điểm, huyện Tân Phước 1 điểm… Đồng thời, công ty cũng chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn, bao bì, phương tiện thu mua” - ông Khiêm cho biết.
Theo ông Khiêm, đến ngày 17-6, công ty đã thu mua trên 800 tấn quy gạo, chủ yếu tập trung ở các điểm thuộc huyện Cai Lậy và Cái Bè.
Hiện nay, giá gạo xuất khẩu tại xí nghiệp, kho trực thuộc công ty như sau: Gạo 5% tấm xuất khẩu: 7.150 đồng/kg, gạo 15% tấm xuất khẩu: 6.800 đồng/kg. Giá mua lúa tươi tại ruộng: Lúa IR 50404: 3.900 đồng/kg, lúa hạt dài: 4.250 đồng/kg. Ông Khiêm cũng cho biết thêm, tình hình giá cả thị trường lúa, gạo tăng sau khi có Quyết định thực hiện mua tạm trữ vụ hè thu năm 2013. Cụ thể, gạo lứt các loại tăng 150 đồng/kg, lúa các loại tăng từ 100-200 đồng/kg.
Theo ông Khiêm, do mưa kéo dài, liên tục nên lúa thu hoạch vụ hè thu có chất lượng kém, khi chế biến ra gạo thường bị đen, tỷ lệ ẩm vàng từ 1-2% nên không đạt tiêu chuẩn gạo để xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thu mua. Nguồn tồn kho lúa, gạo vụ đông xuân 2012-2013 của công ty còn khá lớn, trong khi đầu ra xuất khẩu bị ảnh hưởng khó khăn chung, giá gạo xuất khẩu sụt giảm tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ông Khiêm cũng khuyến nghị bà con nông dân hết sức bình tĩnh, nếu chưa thật sự cần thiết thì hạn chế bán lúa vào thời điểm đang thu hoạch, nhằm giảm áp lực cung lúa hàng hóa trên thị trường, sẽ có lợi hơn về giá cả. Nếu bắt buộc phải bán thì hạn chế bán lúa tươi, tranh thủ điều kiện phơi sấy, xử lý ẩm độ để bán lúa khô hoặc bảo quản, chờ thời điểm giá tốt để bán. Nếu không có điều kiện bảo quản, bà con có thể liên hệ đến các điểm kho lương thực thu mua gần nhất của công ty để ký gửi, chờ giá tốt để bán…
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.

6.000 tấn bán sang Trung Quốc mỗi ngày như hiện tại (riêng cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn) thì chỉ hơn tuần nữa dưa hấu lại khan hiếm.

Năm 2000, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật về cách ươm cây giâm hom cộng với việc nhận thấy nhu cầu mua cây con rất cao, ông Trần Ngọc Nên (thôn 5, xã Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa) quyết định đầu tư vào vườn ươm cây giâm hom mà chủ yếu là cây keo lai.

Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản cũng như nông dân Bắc Ninh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi trồng thủy sản xuân hè 2014, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nuôi trồng 5.480ha, sản lượng thủy sản đạt 35.500 tấn, sản xuất 225 triệu con giống các loại và giá trị sản xuất đạt 920 tỷ đồng trong năm 2014.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, ngư dân, doanh nghiệp muốn đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất là 3%/năm.