Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh nâng công suất chế biến, mở rộng vùng nguyên liệu

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh nâng công suất chế biến, mở rộng vùng nguyên liệu
Ngày đăng: 30/09/2015

Ðể phục vụ cho nhà máy chế biến hoạt động hết công suất, trong niên vụ này, BDSTAR có kế hoạch thu mua 120 ngàn tấn mì nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.

Đóng gói sản phẩm tinh bột mì tại nhà máy.

Đầu vụ mì có giá cao

Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT BDSTAR, cho biết:

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, trong vụ sản xuất này, nhà máy đã nâng công suất chế biến lên gấp đôi, từ 60 tấn sản phẩm/ngày lên 120 tấn sản phẩm/ngày, tương đương với sản xuất 30.000 tấn sản phẩm tinh bột/năm.

Đơn vị đã đề ra kế hoạch thu mua 120 ngàn tấn mì nguyên liệu; đồng thời đã đầu tư hơn 10 tỉ đồng xây dựng hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sấy bã khô công suất 6.000 tấn/năm, nhằm tận thu sản phẩm phụ từ chế biến tinh bột mì cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

Cũng theo ông Tâm, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nông dân và nhà máy, trong vụ sản xuất này, BDSTAR đã ban hành, điều chỉnh các chính sách đầu tư, thu mua nguyên liệu hợp lý, bảo đảm người trồng mì có lãi ở mức trên 30%.

Công ty cũng cam kết thực hiện mua nguyên liệu cho nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Từ đầu tháng 9.2015 đến nay, BDSTAR đã thu mua bình quân mỗi ngày từ 150 - 170 tấn mì nguyên liệu.

Thời điểm này, giá mì nguyên liệu ở mức 1,95 triệu đồng/tấn mì có hàm lượng tinh bột đạt 30%; 1,7 triệu đồng/tấn - 25%; 1,35 triệu đồng/tấn - 20%.

So với thời điểm này năm ngoái, giá mì nguyên liệu tăng hơn 200 ngàn đồng/tấn. Theo tính toán của nông dân, với giá bán hiện nay, có lãi từ 16 - 20 triệu đồng/ha mì.

Hoạt động tổ chức mua mì nguyên liệu cũng được BDSTAR quan tâm, chấn chỉnh, tạo điều kiện để nông dân bán mì cho công ty được thuận lợi nhất.

Công ty đã đầu tư gần 600 triệu đồng xây dựng các trạm thu mua nguyên liệu tại các vùng sản xuất, tránh việc nông dân bán sản phẩm qua thương lái bị ép giá, ép cấp;

Hợp đồng với các nhà xe vận chuyển mì nguyên liệu, không để nông dân phải chờ đợi, làm ảnh hưởng đến sản lượng và hàm lượng tinh bột. Sau khi cân nhập vào bãi chứa nguyên liệu của nhà máy, nông dân được thanh toán tiền mặt ngay.

Thời điểm này tỉnh ta đang chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ, BDSTAR đã cam kết thu mua toàn bộ mì nguyên liệu, không để nông sản bị thiệt hại do ngập lũ.

Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó phòng Kinh doanh của BDSTAR, cho biết: Với hệ thống dây chuyền sản xuất đồng bộ, công nghệ tiên tiến, hiện đại của châu Âu, sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian qua, sản phẩm tinh bột mì do đơn vị sản xuất được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Peru, Philippines…

Đây là cơ sở để đơn vị tiếp tục đầu tư chế biến sâu các sản phẩm sau tinh bột, sẵn sàng hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường với các đối tác trong và ngoài nước.

Mở rộng vùng nguyên liệu

Để đảm bảo đủ lượng mì nguyên liệu phục vụ nhà máy sau khi nâng công suất, BDSTAR đã triển khai nhiều chính sách đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu tại Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân và các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên…

Ông Trần Đăng Hóa, cán bộ Phòng nguyên liệu BDSTAR, cho biết: Thời gian qua, công ty đã phối hợp với Sở NN&PTNT quy hoạch lại vùng nguyên liệu tại các huyện trọng điểm sản xuất mì của tỉnh;

Đồng thời phối hợp với Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh và chính quyền các địa phương nghiên cứu, khảo nghiệm, nhân các giống mì mới có tiềm năng năng suất, sản lượng cao đưa vào sản xuất để thay thế các giống mì cũ đã thoái hóa.

Ngoài diện tích nhân giống mì mới 70 ha tại xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), BDSTAR còn đưa vào trồng khảo nghiệm và nhân giống mì mới tại 2 xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).

Hiện nay, tổng diện tích mì trồng khảo nghiệm trên 150 ha với các giống HLS 10; HLS 11, KM 101, NA 1, Layjoong... Qua hơn 2 năm khảo nghiệm các giống mì mới, kết quả rất khả quan, năng suất mì đạt bình quân từ 30 - 50 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trên 30%. Các giống mì này phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương và có thể trồng rải vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất liên tục của nhà máy.

Từ kết quả khảo nghiệm trên, trong vụ sản xuất này, BDSTAR cung cấp hom mì miễn phí cho nông dân tại các vùng nguyên liệu để trồng mới hơn 1.000 ha.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hỗ trợ phân bón; tăng cường tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng thâm canh, rải vụ, nâng cao năng suất mì tại các vùng nguyên liệu, nhằm đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

Theo định hướng của BDSTAR, đến năm 2020 vùng nguyên liệu của nhà máy sẽ phát triển ổn định ở mức 8.800 ha; trong đó, vùng trồng mì thâm canh có diện tích ổn định 4.400 ha.

Vùng nguyên liệu tập trung thâm canh được xây dựng trên địa bàn 21 xã thuộc 3 huyện: Phù Mỹ, Phù Cát và Tây Sơn, năng suất mì bình quân từ 35-40 tấn/ha.

Giảm diện tích trồng mì trên đất nương rẫy, đất có độ dốc trên 150 để trồng rừng, bảo vệ môi trường.

Tăng cường sử dụng các giống mì cao sản, tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng. Bố trí lại thời vụ trồng mì, tăng cường trồng rải vụ để tránh sự tập trung thu hoạch quá nhiều vào thời điểm tháng 10 -11 hàng năm.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

13/06/2015
Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).

13/06/2015
Hồng Kông ngưng nhập trứng, thịt gia cầm từ Việt Nam Hồng Kông ngưng nhập trứng, thịt gia cầm từ Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, ngày 8-6 Cục vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Hồng Kông (FEHD) có thông báo sẽ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm của Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam đang có dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6.

13/06/2015
Nông dân nuôi bò lo ngại TPP Nông dân nuôi bò lo ngại TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn trong vòng đàm phán giữa 12 quốc gia thành viên nhưng tại Việt Nam, nhiều loại thịt bò Úc đang bày bán tại các siêu thị có giá tương đương với thịt bò nội địa. Điều này khiến nhiều nông dân nuôi bò trong tỉnh lo ngại.

13/06/2015
Phòng bệnh cho đàn vật nuôi mùa nắng nóng nhiều hộ dân còn xem nhẹ Phòng bệnh cho đàn vật nuôi mùa nắng nóng nhiều hộ dân còn xem nhẹ

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có gia súc, gia cầm chết rải rác do thời tiết nắng nóng kéo dài. Bởi vậy, người chăn nuôi cần khẩn trương áp dụng những biện pháp bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi để tránh thiệt hại.

13/06/2015