Công ty C.P Việt Nam ngưng hợp đồng chăn nuôi vĩnh viễn với trang trại có sử dụng chất tạo nạc

Nhân viên Công ty CP lấy nước tiểu heo xét nghiệm trước khi cho xuất chuồng.
Ngày 14.11, ông Đỗ Văn Thường- Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh tại Tây Ninh cho biết, trước tình hình các trang trại chăn nuôi heo sử dụng chất cấm (chất tạo nạc) tràn lan, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín đến các công ty chăn nuôi lớn.
Hiện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đang áp dụng hình thức quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi, trong đó có biện pháp tầm soát dư lượng chất cấm ngay từ khi con heo giống nhập chuồng và chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
Theo ông Thường, kể từ ngày 10.8.2015, đối với những trang trại nuôi heo thịt có hợp đồng chăn nuôi với Công ty đều được lấy mẫu xét nghiệm để tìm dư lượng của 2 loại chất cấm thường sử dụng trong chăn nuôi là Salbutamol và Clenbuterol trước khi xuất bán 7 ngày.
Trường hợp mẫu xét nghiệm phát hiện có dương tính với một trong hai loại chất cấm kể trên, Công ty sẽ ngưng hợp đồng chăn nuôi vĩnh viễn với trang trại vi phạm;
Đồng thời chủ trang trại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và các thiệt hại khác về hành vi vi phạm của mình.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 60 trang trại nuôi heo đang ký hợp đồng chăn nuôi với Công ty C.P Việt Nam bằng hình thức nuôi gia công (Công ty đầu tư con giống, thức ăn, quy trình vắc xin, thuốc thú y...), với số lượng đạt 120.000 con heo thịt/năm, chiếm khoảng 40% số đầu heo chăn nuôi trong toàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh, qua công tác kiểm tra dư lượng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện có trang trại nào thuộc hệ thống chăn nuôi của Công ty C.P Việt Nam chi nhánh tại Tây Ninh có vi phạm về sử dụng chất tạo nạc.
Có thể bạn quan tâm

Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường

Tận dụng diện tích đất nhỏ hẹp (chỉ với 117 m2), anh Hồ Lâm Tuấn (khóm 1, phường 3, Tp. Vĩnh Long) đã đầu tư nuôi bồ câu Pháp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loài vật dễ nuôi, có thể chăn nuôi ngay tại thành thị để phát triển kinh tế gia đình.

Việc nuôi tôm không tuân thủ khung lịch mùa vụ và khuyến cáo kỹ thuật cộng với khó khăn trong kiểm soát dịch là những lý do khiến dịch bệnh trên tôm phức tạp ngay từ đầu vụ tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL.

Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.

Sau gần 5 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Trần Văn Hiếu, thôn Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) đã rút ra một kinh nghiệm quý báu: “Với tiềm năng, thổ nhưỡng ở địa phương, muốn vươn lên khá giả cần phải có sự chuyển đổi trong cách thức làm kinh tế, đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường và tìm đầu ra thích hợp cho sản phẩm”. Chính ý chí ham học hỏi và quyết tâm làm giàu đã giúp anh Hiếu thành công với mô hình chăn nuôi vịt khép kín.