Công tác quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản còn nhiều khó khăn
Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức chất lượng an toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất kinh doanh hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT). Chi cục còn quyết liệt hơn trong công tác kiểm soát dư lượng chất độc hại trong chăn nuôi thủy sản. Qua đó, phát hiện 3/127 mẫu nhiễm dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng nhưng không vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Theo đánh giá của Chi cục, số mẫu nhiễm tăng 2,36% so với cùng kỳ năm 2014.
Chi cục cũng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương thu và phân tích 314 mẫu rau, phát hiện 29/314 mẫu nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, chiếm 9,23%, tăng 0,46% so với cùng kỳ năm 2014. Chi cục tiến hành thực hiện kiểm nghiệm hóa chất thuốc và kim loại nặng có trong rau quả vùng rau an toàn huyện Hồng Ngự. Trong 8 mẫu thu được thì cả 8 mẫu đều nhiễm kim loại nặng nhưng không vượt giới hạn cho phép. Riêng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, đoàn đã thu 33 mẫu gồm rau trái cây, thịt heo, thực phẩm sản phẩm nông sản. Trong đó có 1 mẫu chả lụa có sử dụng chất phụ gia vượt mức cho phép và đã xử phạt cơ sở 4 triệu đồng.
Song song đó, 6 tháng đầu năm Chi cục thành lập đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành, thu 133 mẫu của 116 cơ sở gửi phân tích kiểm nghiệm, phát hiện 22 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 16,5%, đoàn lập biên bản xử phạt hành chính với số tiền 126 triệu đồng. Ngoài ra, qua kiểm tra, đoàn còn ghi nhận các trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe đã hết hạn, khu vực sản xuất còn đọng nước, công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nhưng không sử dụng bảo hộ lao động. Đơn vị cũng đã tiến hành kiểm tra xếp loại 13 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Kết quả, 3 cơ sở loại A, 10 cơ sở loại B. Đồng thời, Chi cục cấp 13 giấy chứng nhận cho các cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo ông Phạm Minh Quyền - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, thời gian qua, công tác tuyên truyền được đơn vị tiến hành thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều sản phẩm nhiễm vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định trên rau quả. Khó khăn do đây là ngành mới, có biên độ khá rộng thuộc nhiều lĩnh vực trong khi nguồn nhân lực của đơn vị chưa tương xứng, các nhân viên tại đơn vị hầu như phải thông qua đào tạo nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu công việc. Đối với tuyến huyện vẫn chưa có người chuyên trách, dẫn đến việc kiểm tra quản lý chưa đạt hiệu quả, trang thiết bị còn khá khiêm tốn so với đòi hỏi của ngành. Theo ông Phạm Minh Quyền, nếu giải quyết được các yếu tố trên, công tác đảm bảo chất lượng nông lâm thủy sản sẽ đạt nhiều kết quả khả quan hơn. Ngoài ra, các đơn vị sử dụng quầy test nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ tại chợ chưa thực hiện đầy đủ công tác này; một số cơ sở mua bán nhỏ lẻ nông lâm sản và thủy sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa xử lý được. Thực tế cho thấy một số cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa có ý thức tự giác chấp hành các qui định của Nhà nước, chưa chấp hành tốt việc cung cấp mẫu kiểm soát dư lượng cho đơn vị giám sát...
Có thể bạn quan tâm

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói: "Hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón phun trên lá bày bán ngoài thị trường. Nông dân chúng tôi rất rối trí khi chọn mua phân bón để phun cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm siêu ra hoa, đậu trái, hạ phèn, ra rễ nhanh, to hạt, đẹp màu.

Những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa mà nhiều nông hộ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Chiều 28/7, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị 6 tháng đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dự và chỉ đạo hội nghị.

Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.