Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Ông Bùi Công Trường, Trạm trưởng Trạm KN -KL cho biết: Lạc Thủy là huyện có địa bàn rộng, trình độ thâm canh của bà con nông dân còn thấp, đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ít. Để tạo điều kiện giúp nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lạc Thủy đã phát huy vai trò trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trạm đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện tuyên truyền, vận động nông dân đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác; chuyển đổi một số diện tích cấy lúa không ăn chắc sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao.
Để việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đạt hiệu quả cao, trạm khuyến nông huyện Lạc Thủy đã phối kết hợp với trung tâm giống cây trồng tỉnh, Trung tâm KN -KL tỉnh phổ biến kỹ thuật chọn giống cây, con có năng suất chất lượng cao, cách phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, các biện pháp chuyển dịch cơ cấu mùa vụ...giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đồng thời trạm đã tổ chức 37 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất cho gần 2.000 lượt người tham gia, trong đó 18 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng và phòng trừ sâu bệnh cho lúa với 820 người tham dự, 12 lớp về kỹ thuật chăn nuôi...
Ngoài ra, trạm còn tổ chức 6 đợt tham quan các mô hình chăn nuôi trồng trọt trong và ngoài huyện với 214 người tham gia; tổ chức 5 cuộc hội thảo với 307 người tham gia.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lạc Thủy đã tích cực xây dựng các mô hình điểm ở mỗi xã về các giống cây con mới để nông dân học tập và từng bước nhân rộng mô hình.
Trong năm 2007, Trạm KN -KL trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện thành công 6 mô hình với nguồn kinh phí Tỉnh và TW hỗ trợ 187 triệu đồng thực hiện tại 12 điểm trình diễn với 286 hộ tham gia. Ngoài ra, Trạm tham gia chỉ đạo 12 mô hình bằng nguồn vốn của nông dân và các tổ chức khác với sự tham gia của 320 hộ.
Các mô hình đều xây dựng phù hợp với chủ trương của huyện và của ngành nông nghiệp tập trung vào việc phát huy và nhân rộng diện tích, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả đã được khẳng định từ những năm trước; đồng thời chuyển giao kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Một số mô hình thành công và có tính lan rộng như mô hình nuôi gà an toàn sinh học thực hiện ở 2 xã Phú Thành và Đồng Tâm qui mô 2000 con gà lương phượng với 9 hộ tham gia; mô hình cải tiến đàn bò vàng bằng phương pháp phối giống trực tiếp thực hiện tại 2 xã Liên Hòa và An Bình với 3 điểm trình diễn, 3 bò đực lai sind với 120 bò cái địa phương của 120 hộ tham gia; mô hình trồng thâm canh cỏ voi thực hiện tại xã Đồng Tâm qui mô 2 ha với 9 hộ tham gia; mô hình trồng rừng thâm canh giống keo tai tượng giống mới thực hiện tại 2 xã An Lạc và Liên Hòa qui mô 20 ha với 29 hộ tham gia; mô hình trồng rau an toàn thực hiện tại 2 xã Đồng Tâm và Phú Lão qui mô 5 ha với 50 hộ tham gia...
Các mô hình trình diễn thành công ở Lạc Thủy về trồng trọt, chăn nuôi đã và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện, làm tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho hộ.
Ngoài ra, một số mô hình nông dân tự làm như mô hình vườn ươm giống ớt cay xuất khẩu, mô hình trồng tre Trung Quốc lấy măng, mô hình gieo đậu tương đông trên đất 2 lúa, mô hình trồng bí xanh, mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình ủ chua thức ăn thô xanh cho gia súc...Những mô hình này đều thành công và khẳng định được tính bền vững của sản xuất.
Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông ở Lạc Thủy đã khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động ở địa phương, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đã và đang tạo bước tiến mới trong phát triển kinh tế xã hội của Lạc Thủy.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù chi phí sản xuất mỗi công hành giống lên đến 9 - 10 triệu đồng, nhưng nhờ đạt năng suất và giá bán khá cao, vụ hành giống năm nay, nông dân Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn có lời khá. Theo Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, năng suất bình quân của hơn 1.400ha hành tím giống từ 10 - 11 tấn/ha; cùng với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng hành giống vẫn có lời từ 15 - 20 triệu đồng/công.

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, gần hai năm nay nghề sản xuất nước mắm truyền thống của huyện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu trầm trọng, trong khi nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm Phú Quốc chính là cá cơm.

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.