Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Công nghệ mới chứng tỏ hiệu quả chống lại EMS cho người nuôi tôm

Công nghệ mới chứng tỏ hiệu quả chống lại EMS cho người nuôi tôm
Ngày đăng: 26/12/2014

Bệnh EMS trên tôm

Mexico: Một công ty xử lý nước tiên tiến tuyên bố công nghệ của họ đã được chứng minh bởi bên nghiên cứu thứ ba trong phòng thí nghiệm và các trang trại thử nghiệm như là một giải pháp mạnh mẽ trong việc giảm thiểu và kiểm soát loài Vibrio parahaemolyticus - một loại vi khuẩn mà đã tàn phá ngành công nghiệp nuôi tôm.

Vi khuẩn này, trong đó có cả các chủng rất độc và lành tính, gây ra bệnh gan tụy cấp tính gây hoại tử (AHPND) hoặc hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm. Bệnh này thường gây hại hệ thống tiêu hóa của tôm và các nguyên nhân tử vong, thường trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày thả giống.

AHPND đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành nuôi tôm trên toàn thế giới, và kết quả là nhiều người nuôi tôm đã bị thiệt hại thảm khốc trong sản xuất tôm, công ăn việc làm và lợi nhuận.

Công ty Silver Bullet tuyên bố hệ thống xử lý nước tiên tiến của họ đã được tìm ra giải pháp để làm giảm thành công số lượng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, duy trì những số lượng vi khuẩn ở mức thấp và thúc đẩy sự sống của tôm. Hệ thống này tạo ra chất khử trùng của nó từ không khí xung quanh, do đó không liên quan đến các rủi ro và những nguy hiểm liên quan với lưu trữ và xử lý hóa chất độc hại. Hệ thống này đã được chứng minh là an toàn cho tôm và được thiết kế theo cách dễ dàng cài đặt, thân thiện với người dùng và giá cả phải chăng.

Tiến sĩ Silvia Gomez và đội ngũ của mình tại Centro de Investigación en Alimentación y Desarrollo AC (CIAD) phòng thí nghiệm chính phủ ở Hermosillo, Mexico đã phân tích một số chủng khác nhau của loài Vibrio parahaemolyticus và làm việc tích cực nhằm tìm kiếm một giải pháp để tiêu diệt căn bệnh tàn phá này.

Gần đây, Tiến sĩ Gomez và phòng thí nghiệm của cô tại CIAD đã xác nhận một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ sống sót của tôm từ việc sử dụng hệ thống xử lý nước của công ty Silver Bullet. Khi áp dụng cho nước, công nghệ cấp bằng sáng chế đã được chứng minh là làm giảm vi khuẩn gây bệnh và màng sinh học, trong khi vẫn duy trì một lượng dư nhỏ của hydrogen peroxide cho hoạt động chất diệt khuẩn kéo dài. Kết quả đã dẫn đến hơn 90% khả năng sống sót của tôm trong thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mặc dù tiếp xúc với lớn hơn 100,000 (105) số đơn vị khuẩn lạc (CFU) của các hình thức gây bệnh lớn nhất của Vibrio parahaemolyticus.

Ngoài ra, công nghệ này giữ độ canxi hòa tan trong nước để thúc đẩy sự hấp thu của các ion canxi cho việc tăng trưởng và cứng vỏ tôm. Nó được mặc nhiên công nhận rằng tôm có vỏ cứng, lành mạnh hơn có thể tạo một cơ hội tốt hơn tránh được sự hình thành từ các màng sinh học vi khuẩn gây bệnh.

Tiến sĩ Gomez cho biết "Hầu hết nông dân khắp Mexico đã trải qua tỷ lệ tử vong gần 80% trên tôm của họ trong các mùa vụ liên tiếp trong năm vừa qua. Chúng tôi đã có những kết quả đầy hứa hẹn trong các ứng dụng trong phòng thí nghiệm và bây giờ là một lĩnh vực ứng dụng quy mô đầy đủ các khả năng ôxy hóa hệ thống xử lý nước của công ty Silver Bullet để giảm thiểu và kiểm soát mức độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, trong khi không gây hại cho tôm".

Các nhà khoa học cho biết thêm rằng : "Chúng tôi đã nhân rộng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mà chúng tôi tìm thấy các liều chính xác của công ty Silver Bullet cần thiết để tránh đạt mức độ độc hại của các chủng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticusand đạt tỷ lệ sống sót cao ở tôm."

Tiến sĩ Donald Lightner – nhà nghiên cứu nổi tiếng của Đại học Arizona, Phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh lý ở tôm cho biết họ kiểm chứng tại phòng thí nghiệm rằng "Hệ thống xử lý của công ty Silver Bullet đã có thể giảm thành công số lượng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mà không có một tác dụng độc hại trên tôm".

Công ty Silver Bullet nay đã công bố rằng một trong những trang trại ở Mexico đã sử dụng của hệ thống xử lý của Silver Bullet, hoàn thành thu hoạch tôm khỏe mạnh và báo cáo tỷ lệ sống trung bình trên của tôm đạt 86%.

Các chủ sở hữu, Alberto Soto, Grupo Quinto Día, nói rằng giống với hầu hết các trang trại nuôi tôm khác ở Mexico, công ty của ông sụt giảm đáng kể trong tổng sản lượng trong năm 2013.

Bốn ao – trong tổng số ba mươi lăm ao trên trang trại - bằng cách sử dụng công nghệ Silver Bullet báo cáo tỷ lệ sống sót trung bình là 86%, nó cao hơn nhiều so với các công nghệ hiện tại trung bình là 50% khả năng sống sót do AHPND.

Photo: Cosaes

Nguồn: www.fis.com, 1/12/2014

Biên dịch: VÂN ANH

Tags: bệnh gan tụy cấp tính trên tôm, bệnh hoại tử gan tụy trên tôm, AHPND, hội chứng tử chết sớm trên tôm, hội chứng EMS trên tôm


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao

Kỹ thuật nuôi cá tra đảm bảo an toàn thực phẩm (hay còn gọi là nuôi sạch) là sản xuất ra nguyên liệu cá tra thương phẩm đảm bảo các chỉ tiêu hoá học (kháng sinh, độc tố nấm, thuốc trừ sâu và kim loại nặng) không vượt quá giới hạn cho phép khi sử dụng làm thực phẩm cho người.

31/07/2015
Kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao đất Kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao đất

Cá Rô đồng là loài cá bản địa thơm ngon được nhiều người dân ưa chuộng, đặc biệt món canh cá rô trong những buổi trưa hè. Trước đây loài cá này thường không được chú ý phát triển nuôi, ngày nay do nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng nhiều và nuôi loài cá này mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn. Chính vậy chúng tôi giới thiệu kỹ thuật nuôi cá Rô đồng thương phẩm để bà con cùng tham khảo.

31/07/2015
Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn.

31/07/2015
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm

Cá chẽm (danh pháp hai phần: Lates calcarifer) là một loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt, thuộc về họ Cá chẽm (Latidae) của bộ Cá vược (Perciformes). Khu vực sinh sống bản địa của nó là vùng bắc và đông Australia tới eo biển Torres và New Guinea nhưng hiện nay đã được nuôi tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Hà Lan.

31/07/2015
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm

Cá chẽm hay còn gọi là cá vược, cá mè kẽm, có tên khoa học: Lates calcarifer. Đâylà loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt, thịt cá thơm ngon, dễ nuôi có giá trị kinh tế cao.

30/07/2015