Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.
Niên vụ 2013 – 2014: diện tích mía toàn tỉnh đạt 34.398,42 ha (giảm 340,58 ha so với cùng kỳ); năng suất đạt 58,1 tấn/ha (giảm 2,1 tấn/ha); sản lượng đạt 1,998 triệu tấn.
Thực tế cho thấy sản xuất mía nguyên liệu còn manh mún, bình quân diện tích mía mới đạt 0,52 ha/hộ... Việc thanh toán tiền cho người trồng mía của các công ty mía đường còn chậm, đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của người nông dân cho các vụ tiếp theo...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía đứng toàn tỉnh 32.000 ha, đạt 106,7% kế hoạch, giảm 3.619 ha so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 64,1 tấn/ha, tăng 6 tấn so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.051.980 tấn.
Trong đó, vùng Lam Sơn 13.941 ha, năng suất 72 tấn/ha và sản lượng khoảng 1,003 triệu tấn; vùng Việt - Đài 10.137 ha, năng suất 63 tấn/ha, sản lượng 643.291 tấn; vùng Nông Cống diện tích 6.171 ha, năng suất 54,5 tấn/ha và sản lượng 336.335 tấn. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá mua mía, phương thức thu mua và thanh toán nhanh, gọn.
Các doanh nghiệp mía đường chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thu mua, thời gian thu hoạch đưa vào ép và tổ chức tốt công tác vận chuyển mía nguyên liệu trong khung thời vụ cho phép. Sở NN&PTNT đề xuất giá mua mía nguyên liệu 10 CCS niên vụ 2014 – 2015 là 900.000 đồng/tấn tại ruộng (bãi bốc xếp xe có thể ra vào được), giá mua mía nguyên liệu có chữ đường dưới 10 CCS không thấp hơn 850.000 đồng/tấn.
Các doanh nghiệp mía đường công khai giá mua mía đến tận người trồng mía, khi giá đường tăng hoặc giảm 10% thì giá thu mua mía nguyên liệu được điều chỉnh tương ứng. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, niên vụ 2015 – 2016: diện tích mía đứng toàn tỉnh 28.500 ha, trong đó vùng Lam Sơn 13.500 ha, vùng Việt – Đài 9.800 ha và vùng Nông Cống 5.200 ha.
Để bảo đảm sản lượng phục vụ chế biến, các doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ trồng mía nguyên liệu đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.