Công Bố Dịch Cúm A/H5N1 Trên Gia Cầm Tại 2 Xã Thuộc Tân Phú Đông (Tiền Giang)

Chiều ngày 6-11, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 2677/QĐ-UBND, công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại hai xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã ghi nhận ở 4 hộ trên địa bàn hai xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó, có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh.
Tất cả 4 đàn vịt đều có dấu hiệu của bệnh cúm gia cầm và kết quả xét nghiệm dương tính với virut cúm A/H5N1. Toàn bộ số vịt còn lại đã được lực lượng chức năng tiêu hủy.
UBND tỉnh yêu cầu huyện này, huy động toàn bộ nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ cho công tác chống dịch đối với vùng có dịch; ngành nông nghiệp chỉ đạo chi cục thú y, các đơn vị trực thuộc phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H5N1.
Có thể bạn quan tâm

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch mới được gây dựng đã bị làm loạn.

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.