Công an góp tiền mua ruộng bò cho nhà nghèo nhất buôn

Tài sản ngoài căn nhà sàn tuềnh toàng, trống trơn với bếp lửa hiu hắt, là 1 sào đất rẫy xa làng.
Để nuôi hai con, Mí Loan cứ ai gọi gì làm đó.
Thức ăn của lũ trẻ ngày này qua ngày khác chỉ có nồi cơm và chén muối ớt.
Thiếu ăn thiếu mặc, hai đứa con của Mí gầy guộc, xanh xao…
Mí Loan trên thửa ruộng được Công an thị xã Ayun Pa giúp đỡ.
Chứng kiến hoàn cảnh gia đình Mí Loan, sau khi bàn bạc và hỏi rõ nguyện vọng, tháng 3.2015, Công an thị xã A Yun Pa đã quyết định giúp đỡ mẹ con Mí Loan thoát nghèo.
Bằng nguồn tiền do các cán bộ, chiến sĩ quyên góp và trưng dụng thêm các nguồn tiền thưởng, đơn vị đã mua cho chị một thửa ruộng nước 720m2 và 2 con bò trị giá trên 42 triệu đồng.
Sau khi trao “chiếc cần câu” đó cho Mí Loan, đơn vị đã cử người làm chuồng bò và hướng dẫn chị cách chăn nuôi, nhờ những người quen làm ruộng hướng dẫn chị cách trồng lúa nước…
Với sự giúp đỡ nhiệt tình đó, tháng 6 vừa qua, mảnh ruộng 720m2 đã cho Mí Loan thu hoạch được 4 tạ lúa.
Có lúa, các con Mí Loan đã không còn bữa đói, bữa no; thỉnh thoảng bữa cơm đã có thịt, cá…
Khuôn mặt gầy gò, khắc khổ năm nào của Mí Loan giờ đã nở rạng nụ cười.
Mí Loan chia sẻ: Trước kia nhà tôi gần như tay không, muốn thoát nghèo cũng chẳng biết bám víu vào đâu.
Từ ngày chồng bỏ đi, tôi lại càng chán nản, nhiều lúc cứ muốn buông xuôi đến đâu hay đó.
May nhờ các anh công an giúp đỡ, cuộc sống của mẹ con tôi giờ đã khác hẳn.
So với nhiều hộ trong buôn, nhà Mí Loan hiện vẫn còn nghèo, song 3 mẹ con chị đã có được những thứ mà trước đây chưa bao giờ dám mơ ước: Có ruộng làm, có bò nuôi.
Sung sướng hơn là hai con chị được đến trường.
Niềm vui của Mí Loan đang mỗi ngày mỗi rạng lên phía trước… Chợt nghĩ cuộc sống chẳng đưa ai đến cùng đường nếu cộng đồng luôn có những bàn tay chìa ra với họ...
Có thể bạn quan tâm

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.