Còn Trên 400 Tấn Quýt Hồng Đang Chờ Tiêu Thụ

Do sức mua giảm tại các chợ đầu mối TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long vào 2 phiên chợ cuối năm (ngày 29 và 30 Tết) nên tình hình tiêu thụ quýt hồng của các thương lái gặp khó khăn, số diện tích quýt đã mua tại các nhà vườn không thể thu hoạch để tiêu thụ. Hiện tại, các vườn quýt vẫn còn tồn lại sản lượng quýt trên 400 tấn.
Số quýt này được thương lái mua đặt từ trước Tết với giá từ 30.000- 33.000 đồng/kg, nhưng do hiện nay thị trường tiêu thụ đang gặp khó, giá quýt giảm mạnh chỉ còn khoảng 24.000- 25.000 đồng/kg, nên thương lái vẫn đang neo trái chờ giá. Tình trạng này ít nhiều gây khó khăn cho nhà vườn trong việc chăm sóc phục hồi vườn quýt sau 1 năm mang trái.
Dự kiến số quýt còn lại này sẽ được thương lái thu hoạch tiêu thụ dứt điểm vào rằm tháng giêng âm lịch.
Có thể bạn quan tâm

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

Vụ biểu tình quá khích vừa rồi ở Bình Dương và một số tỉnh ĐNB đã có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, nhất là trứng gia cầm.

Trong những năm gần đây, thời tiết khá thuận nên những chuyến biển, vươn khơi ở 2 vụ cá bấc – nam đều đạt như mong đợi. Thông thường mọi năm bắt đầu vào mùa nam từ tháng 4 đến tháng 9 gió thổi mạnh, nhưng đặc biệt năm nay vẫn chưa có dấu hiệu thổi mạnh, vậy nên mùa cá nam sẽ đến chậm hơn.

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.

Giá vải thiều ở các tỉnh phía Bắc rớt thê thảm, chỉ còn 6.000 đồng/kg nhưng khi đến tay người tiêu dùng phía Nam vẫn cao từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.