Cơn sốt cam non

Qua trao đổi với chúng tôi, anh Lâm Thanh Dễ, chủ vựa thu mua tại xã Đông Phước, huyện Châu Thành, cho biết: “Do có người thân hiện là chủ vựa trái cây ở Vĩnh Long giới thiệu rằng có một đầu mối chuyên tiêu thụ cam non từ các nơi chuyển đến, nên lúc đầu anh Dễ cũng chỉ đến các vườn hỏi xin lượm những trái cam non rồi sẵn chuyến giao hàng, anh mang số cam này bán cho đầu mối, chuyến nào nhiều thì cũng kiếm thêm được khoản chi phí xăng dầu”.
Đặc biệt khoảng một tháng nay do nhu cầu của chủ đầu mối càng nhiều nên tại vựa thu mua của anh có “bổ sung” thu mua cam non thay vì các mặt hàng cam, quýt, bưởi… chuẩn như trước đây. Vậy là cứ mỗi tuần tại vựa này anh thu mua khoảng 700kg đến 1 tấn trái cam non với giá dao động từ 700-800 đồng/kg, sau đó anh Dễ giao lại cho đầu mối ở Vĩnh Long với giá 1.000 đồng/kg.
Anh Lâm Văn Mal, cán bộ kỹ thuật xã Đông Phước, cho biết: “Việc nhà vườn bán cam non cho các chủ vựa ở xã Đông Phước xảy ra gần một tháng nay, có bao nhiêu họ cũng mua. Những loại cam này thường do nhà vườn có nhu cầu tuyển trái để chừa lại những trái đạt chuẩn sau này”.
Còn một số nhà vườn ở Đông Phước thì cho rằng, thay vì trước đây số trái non này sau khi tuyển thì cũng bỏ, nếu tuôn đổ xuống mương vườn thì gây ảnh hưởng nguồn nước, còn để vung vãi trên bờ thì khó khăn cho việc làm vệ sinh vườn, nên sẵn dịp có người mua như vậy thì bán luôn, bỏ không thì uổng phí.
Cũng theo anh Dễ, chủ vựa trái cây xã Đông Phước, mỗi ngày, tuy không rầm rộ, nhưng bình quân anh cũng thu mua từ 50-70kg, chờ đủ tấn thì anh liên hệ với đầu mối ở Vĩnh Long thuê xe chuyên chở hết số hàng. Anh nói: “Bây giờ khỏe lắm, chỉ báo là đã đủ hàng thì họ sẵn sàng đem xe tải đến tận vựa tôi bốc xếp lên xe không phải tốn chi phí chuyên chở như trước nữa, ở tại chỗ cũng hưởng chênh lệch từ 200-300 đồng/kg so với giá mua của nhà vườn”.
Qua tìm hiểu, việc thu mua cam non hiện nay ở Châu Thành khá phổ biến, nhưng chưa ai xác định mục đích việc thu mua của các đầu mối, rồi tiêu thụ ở thị trường nào và thời gian “ăn” hàng này sẽ còn được bao lâu…?
Cũng với suy nghĩ “bỏ thì uổng” mà hiện nay không loại trừ một số nhà vườn có nhu cầu tuyển trái để bán cam non; một số người còn tranh thủ đến các nhà vườn lân cận hỏi xin để được gom lượm cam non, cam hư về bán cho các vựa, tuy ít ỏi nhưng cũng có nguồn chi tiêu vặt mỗi ngày.
Còn nhớ cách đây không lâu, việc thu mua lá mãng cầu xiêm, thu mua cau non xảy ra ở các địa phương đã khiến cho nhiều nhà vườn lao đao vì những cơn “sốt hàng” này. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, nói: “Sau khi sự việc xảy ra, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành có Công văn số 107 về việc ngăn chặn việc thu mua trái cam non trên địa bàn. Riêng về phía ngành sẽ chỉ đạo cho tổ kỹ thuật nông nghiệp các xã, thị trấn, tiến hành rà soát việc tổ chức thu mua trên địa bàn, tùy theo mức độ và tính chất sẽ có hướng xử lý kịp thời”.
Theo nhận định của ngành chức năng, nếu tình trạng mua cam non tiếp tục kéo dài và thương lái tiếp tục tăng giá đột biến nhất thời, chắc chắn sẽ tạo cho nhà vườn có tâm lý ham lợi nhuận trước mắt. Còn về lâu dài sẽ làm giảm nguồn nguyên liệu cam cung cấp ra thị trường. Do vậy, rất cần sự tham gia vào cuộc của các ngành hữu quan làm rõ nguyên nhân và có những thông tin chính thống về thực trạng mua cam non đang diễn ra, để người dân an tâm sản xuất, tránh vì lợi nhuận trước mắt mà kéo theo hệ lụy kinh tế thiếu tính bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 ngày qua, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tăng nhẹ trở lại. Hiện tôm loại 1 có giá hơn 1,7 triệu đồng/kg, tôm loại 2 và loại 3 giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/kg, cao hơn 200.000 đồng so với trước đây 2 tuần.

Niên vụ 2012 - 2013, tổng diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng hơn 300 ha. Nếu như trước đây, mía tím chỉ được trồng ở những khu vực đất đai màu mỡ, gần nguồn nước như: xã Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp... thì hiện nay, cây mía tím đã được trồng ở một số khu vực có điều kiện sản xuất không thuận lợi như xã Ba Cụm Nam.

Sáng nay (28/9), Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương và UBQG Tìm kiếm cứu nạn vừa ra công điện số 70 gửi các tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng bão số 10 là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thực tiễn sản xuất đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần có tư duy mới, cách tiếp cận hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp… Mô hình liên kết mới thật sự đạt được mục tiêu như mong muốn: hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, để người nông dân không bị thiệt.

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động của địa phương, những năm qua Đảng ủy, UBND Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản. UBND thị trấn đã rà soát thực địa, xây dựng quy hoạch phát triển vùng nuôi. Hằng năm, thị trấn tổ chức từ 8 - 10 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản cho hàng trăm lượt hộ dân