Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con nợ mất tích, chủ nợ tự tay chăm thanh long để thu hồi vốn

Con nợ mất tích, chủ nợ tự tay chăm thanh long để thu hồi vốn
Ngày đăng: 15/10/2015

Ngày 12.10, TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, thông tin đã nhận được đơn của một nhóm chủ nợ ở TP.HCM kiện yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Ân (trụ sở tại xã Hải Ninh) phải trả cho nhóm này 85 tỷ đồng.

Đồng thời, chính quyền địa phương cũng nhận được đơn của nhóm chủ nợ, xin được phép tiếp quản 19.000 trụ thanh long để chăm sóc, thu hoạch như đã ký kết với Công ty Hồng Ân.

 

Các chủ nợ ở TP.HCM bức xúc vì trang trại thanh long đang bị bỏ rơi.

Bà Vũ Thị Băng Tâm - người cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Tổng Giám đốc Công ty Hồng Ân) vay 22 tỷ đồng bức xúc cho biết: “Tôi là dân kinh doanh ở TP.HCM.

Thấy vợ chồng chị Trinh làm ăn hoành tráng, giúp đầu ra của thanh long quá tốt nên khi được hỏi vay vốn làm ăn, tôi đưa ngay mà không lo lắng gì.

Giờ chị Trinh không trả nợ và tránh né, trong khi 19.000 trụ thanh long đều thế chấp cho tôi nên bất đắc dĩ tôi phải từ TP.HCM ra đây coi sóc trang trại, nếu không thanh long chết khô thì tôi sẽ mất tiền”.

Đại diện nhóm chủ nợ, ông Huỳnh Thanh Thụy bức xúc: “Họ nợ tiền nhưng tài sản của công ty trị giá cũng cả trăm tỷ đồng, không thể vì mang nợ mà buông tất cả.

Chúng tôi đều là dân kinh doanh, không hiểu biết về nông nghiệp nên giờ như ngồi trên lửa.

Nếu cứ lánh mặt, thanh long chết hết thì không chỉ vợ chồng chị Trinh mà tất cả chúng tôi đều bị thiệt hại nặng nề nên chúng tôi yêu cầu họ phải xuất hiện để cùng chúng tôi tháo gỡ khó khăn”.

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh cho biết: “Tôi làm ăn và có vay nóng bên ngoài để có vốn.

Hiện các chủ nợ đã kiện tôi ra tòa.

Tôi có luật sư, tôi nhận nợ và sẽ trả nợ đàng hoàng.

Tôi vẫn đang xuất thanh long đi nước ngoài để có tiền trả nợ chứ không bỏ trốn.

Hiện tôi đã nhập về cả ngàn tấn phân bò, chuẩn bị vào gốc thanh long nhằm thu hoạch đợt mới.

Các chủ nợ đã đưa đơn ra tòa thì cứ chờ tòa xử”.

Theo lời bà Trinh, công ty vẫn đang hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, các bảo vệ tại trang trại thanh long cho biết, bà Trinh còn nợ lương bảo vệ.

Đại diện các chủ nợ cũng đã hỗ trợ một phần tài chính để những người này không bỏ đi nhằm bảo vệ tài sản cho bà Trinh.


Có thể bạn quan tâm

Trồng lúa thơm đưa nông dân ra biển lớn ! Trồng lúa thơm đưa nông dân ra biển lớn !

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.

30/05/2015
Tây Ninh thay đổi quy hoạch, giảm mía, tăng mì Tây Ninh thay đổi quy hoạch, giảm mía, tăng mì

Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.

30/05/2015
Mùa xuống giống, nông dân lại lo gặp phân bón giả Mùa xuống giống, nông dân lại lo gặp phân bón giả

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn. Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu, cũng là thời điểm thuận lợi để nhà nông xuống giống, bón phân cho các loại cây trồng.

30/05/2015
Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang) Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang)

việc xây dựng thành công nhãn hiệu Lạc giống Tân Yên, hai năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tập trung cao cho phát triển và mở rộng diện tích cây lạc, cây thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

30/05/2015
Ðầu tư thâm canh biện pháp tăng năng suất, hiệu quả cây điều Ðầu tư thâm canh biện pháp tăng năng suất, hiệu quả cây điều

Trong nhiều năm trở lại đây, cây điều thường xuyên bị mất mùa, năng suất, sản lượng liên tục giảm mạnh. Ðể nâng cao năng suất, hiệu quả cây điều, Sở NN&PTNT phối hợp với Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (NNDHNTB) xây dựng mô hình đầu tư thâm canh cây điều trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định), kết quả mang lại rất khả quan.

30/05/2015