Con nợ mất tích, chủ nợ tự tay chăm thanh long để thu hồi vốn

Ngày 12.10, TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, thông tin đã nhận được đơn của một nhóm chủ nợ ở TP.HCM kiện yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Ân (trụ sở tại xã Hải Ninh) phải trả cho nhóm này 85 tỷ đồng.
Đồng thời, chính quyền địa phương cũng nhận được đơn của nhóm chủ nợ, xin được phép tiếp quản 19.000 trụ thanh long để chăm sóc, thu hoạch như đã ký kết với Công ty Hồng Ân.
Các chủ nợ ở TP.HCM bức xúc vì trang trại thanh long đang bị bỏ rơi.
Bà Vũ Thị Băng Tâm - người cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Tổng Giám đốc Công ty Hồng Ân) vay 22 tỷ đồng bức xúc cho biết: “Tôi là dân kinh doanh ở TP.HCM.
Thấy vợ chồng chị Trinh làm ăn hoành tráng, giúp đầu ra của thanh long quá tốt nên khi được hỏi vay vốn làm ăn, tôi đưa ngay mà không lo lắng gì.
Giờ chị Trinh không trả nợ và tránh né, trong khi 19.000 trụ thanh long đều thế chấp cho tôi nên bất đắc dĩ tôi phải từ TP.HCM ra đây coi sóc trang trại, nếu không thanh long chết khô thì tôi sẽ mất tiền”.
Đại diện nhóm chủ nợ, ông Huỳnh Thanh Thụy bức xúc: “Họ nợ tiền nhưng tài sản của công ty trị giá cũng cả trăm tỷ đồng, không thể vì mang nợ mà buông tất cả.
Chúng tôi đều là dân kinh doanh, không hiểu biết về nông nghiệp nên giờ như ngồi trên lửa.
Nếu cứ lánh mặt, thanh long chết hết thì không chỉ vợ chồng chị Trinh mà tất cả chúng tôi đều bị thiệt hại nặng nề nên chúng tôi yêu cầu họ phải xuất hiện để cùng chúng tôi tháo gỡ khó khăn”.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh cho biết: “Tôi làm ăn và có vay nóng bên ngoài để có vốn.
Hiện các chủ nợ đã kiện tôi ra tòa.
Tôi có luật sư, tôi nhận nợ và sẽ trả nợ đàng hoàng.
Tôi vẫn đang xuất thanh long đi nước ngoài để có tiền trả nợ chứ không bỏ trốn.
Hiện tôi đã nhập về cả ngàn tấn phân bò, chuẩn bị vào gốc thanh long nhằm thu hoạch đợt mới.
Các chủ nợ đã đưa đơn ra tòa thì cứ chờ tòa xử”.
Theo lời bà Trinh, công ty vẫn đang hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, các bảo vệ tại trang trại thanh long cho biết, bà Trinh còn nợ lương bảo vệ.
Đại diện các chủ nợ cũng đã hỗ trợ một phần tài chính để những người này không bỏ đi nhằm bảo vệ tài sản cho bà Trinh.
Có thể bạn quan tâm

Theo các đại lý thu mua điều tại huyện Thống Nhất, nguyên nhân giá điều tăng là do đang thời điểm bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, trong khi đó các công ty chế biến hạt điều đẩy mạnh thu mua hạt điều để phục vụ thị trường tết. Dự báo từ nay tới tết, giá điều sẽ tiếp tục tăng khoảng 2 ngàn đồng/kg, và sau đó sẽ giảm, nhưng không giảm sâu như mọi năm. Huyện Thống Nhất hiện có trên 3 ngàn hécta cây điều.

Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức chiều ngày 3-2.

Chiều ngày 30/01/2015, tại Lô C, đường Số 1, Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến giống cây trồng Trà Vinh. Tham dự lễ khánh thành có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phía Nam), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh;

Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.