Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con nợ mất tích, chủ nợ tự tay chăm thanh long để thu hồi vốn

Con nợ mất tích, chủ nợ tự tay chăm thanh long để thu hồi vốn
Ngày đăng: 15/10/2015

Ngày 12.10, TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, thông tin đã nhận được đơn của một nhóm chủ nợ ở TP.HCM kiện yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Ân (trụ sở tại xã Hải Ninh) phải trả cho nhóm này 85 tỷ đồng.

Đồng thời, chính quyền địa phương cũng nhận được đơn của nhóm chủ nợ, xin được phép tiếp quản 19.000 trụ thanh long để chăm sóc, thu hoạch như đã ký kết với Công ty Hồng Ân.

 

Các chủ nợ ở TP.HCM bức xúc vì trang trại thanh long đang bị bỏ rơi.

Bà Vũ Thị Băng Tâm - người cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Tổng Giám đốc Công ty Hồng Ân) vay 22 tỷ đồng bức xúc cho biết: “Tôi là dân kinh doanh ở TP.HCM.

Thấy vợ chồng chị Trinh làm ăn hoành tráng, giúp đầu ra của thanh long quá tốt nên khi được hỏi vay vốn làm ăn, tôi đưa ngay mà không lo lắng gì.

Giờ chị Trinh không trả nợ và tránh né, trong khi 19.000 trụ thanh long đều thế chấp cho tôi nên bất đắc dĩ tôi phải từ TP.HCM ra đây coi sóc trang trại, nếu không thanh long chết khô thì tôi sẽ mất tiền”.

Đại diện nhóm chủ nợ, ông Huỳnh Thanh Thụy bức xúc: “Họ nợ tiền nhưng tài sản của công ty trị giá cũng cả trăm tỷ đồng, không thể vì mang nợ mà buông tất cả.

Chúng tôi đều là dân kinh doanh, không hiểu biết về nông nghiệp nên giờ như ngồi trên lửa.

Nếu cứ lánh mặt, thanh long chết hết thì không chỉ vợ chồng chị Trinh mà tất cả chúng tôi đều bị thiệt hại nặng nề nên chúng tôi yêu cầu họ phải xuất hiện để cùng chúng tôi tháo gỡ khó khăn”.

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh cho biết: “Tôi làm ăn và có vay nóng bên ngoài để có vốn.

Hiện các chủ nợ đã kiện tôi ra tòa.

Tôi có luật sư, tôi nhận nợ và sẽ trả nợ đàng hoàng.

Tôi vẫn đang xuất thanh long đi nước ngoài để có tiền trả nợ chứ không bỏ trốn.

Hiện tôi đã nhập về cả ngàn tấn phân bò, chuẩn bị vào gốc thanh long nhằm thu hoạch đợt mới.

Các chủ nợ đã đưa đơn ra tòa thì cứ chờ tòa xử”.

Theo lời bà Trinh, công ty vẫn đang hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, các bảo vệ tại trang trại thanh long cho biết, bà Trinh còn nợ lương bảo vệ.

Đại diện các chủ nợ cũng đã hỗ trợ một phần tài chính để những người này không bỏ đi nhằm bảo vệ tài sản cho bà Trinh.


Có thể bạn quan tâm

Dùng Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Cá Dùng Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Cá

Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm.

23/02/2014
Củ Cải Dễ Trồng Củ Cải Dễ Trồng

Trên màn ảnh truyền hình, nhiều bà con ngỡ ngàng khi thấy dân Quảng Ngãi trồng củ cải quá tốt. Có những củ to như bắp tay, dài mấy chục centimét, trắng nõn, lá mượt xanh.

21/03/2014
Đầu Tư Cho Người Nuôi Cá Làm Ăn Lớn Đầu Tư Cho Người Nuôi Cá Làm Ăn Lớn

Được Quỹ Hỗ trợ nông dân (ND) cho vay vốn, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội đã có điều kiện mở rộng diện tích, cải tạo ao, mua thêm cá giống về nuôi...

21/03/2014
Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Xen Canh Với Tôm Sú Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Xen Canh Với Tôm Sú

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.

23/02/2014
Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

21/03/2014