Còn nhiều thách thức với ngành lúa gạo

Năm 2014 tổng sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn gạo, giá trị 2,93 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ và Thái Lan.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như vậy, nhưng theo ông Đô, vẫn còn nhiều thách thức với ngành lúa gạo Việt Nam.
Cụ thể, sản xuất chủ yếu là nông hộ quy mô nhỏ, hơn 85% số hộ gia đình có quy mô dưới 0,5ha/hộ, trong khi đó về tổ chức sản xuất như HTX, tổ, nhóm sản xuất theo hợp đồng còn hạn chế dẫn đến những khó khăn về quản lý chất lượng, hiệu quả sản xuất của nông dân thấp.
Cơ cấu giống lúa đa dạng nhưng thiếu các giống lúa chủ lực, có chất lượng cao để hình thành các sản phẩm mũi nhọn, tiếp cận hiệu quả vào thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.