Con dê trên vùng đất Gò Công

Với lợi thế có nguồn thức ăn tại chỗ phong phú, dồi dào, nông dân có trình độ thâm canh cao, Gò Công Đông xác định bò, dê là những vật nuôi chủ lực trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi ở địa phương.
Trong những năm trước đây, do kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được phổ biến rộng rãi, chất lượng con giống chưa tốt, phương thức chăn nuôi chủ yếu là tự phát, chưa có sự đầu tư thỏa đáng về công tác giống, thức ăn, thú y... dẫn đến thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi chưa cao; đầu ra sản phẩm không ổn định; người chăn nuôi dê còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật chọn tạo, nhân giống, nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn dê.
Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã phối hợp cùng với Phòng Kinh tế huyện và trạm Khuyến nông huyện Gò Công Đông triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng mô hình cải tạo giống dê địa phương” tại 4 xã là Kiểng Phước, Bình Ân, Tăng Hòa, Phước Trung, sau đó tiếp tục nhân rộng ra các xã như Tân Đông, Tân Thành và Bình Nghị.
Thời gian thực hiện từ năm 2011 - 2013, qui mô: 6 dê đực giống Bore nhập ngoại. Thông qua dự án nhằm giúp những người chăn nuôi của huyện Gò Công Đông cải thiện chất lượng con giống, nâng cao tầm vóc, chất lượng thịt - sữa cho đàn dê địa phương và đặc biệt là định hướng cho thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sau hơn 1 năm thực hiện dự án, từ 368 dê cái nền Bách Thảo của 24 hộ tham gia đã sản sinh 668 dê lai hướng thịt và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, dê tăng trọng nhanh, giá bán cao, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Song song đó, Trung tâm Khuyến nông cũng đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang thành lập 3 Tổ hợp tác chăn nuôi dê thương phẩm trên địa bàn xã Tăng Hòa, Tân Đông và Bình Nghị, mỗi tổ hợp tác có từ 32 – 50 tổ viên và vốn điều lệ từ 600 - 900 triệu đồng. Hiện các Tổ hợp tác này đang đi vào hoạt động có hiệu quả, trong đó Tổ hợp tác xã Bình Nghị và Tăng Hòa mỗi năm có thể cung cấp 80 - 100 dê cái giống lai hướng thịt có tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, sức đề kháng các loại dịch bệnh mạnh cho các huyện, tỉnh khác có nhu cầu.
Ngoài ra, Tổ hợp tác của xã Tăng Hòa do Anh Đoàn Văn Hồng làm tổ trưởng còn có cơ sở giết mổ và cung cấp thịt dê và các sản phẩm từ dê (sữa dê, bộ phận sinh dục của dê đực) cho thị trường tiêu thụ ở khu vực Gò Công, Tiền Giang, Long An và thành phố HCM khoảng 600kg thịt hơi / tuần. Trong năm 2014, các Tổ hợp tác của huyện Gò Công Đông lànhững đơn vị chủ lực để cung cấp dê nuôi vỗ béo và dê cái giống cho các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, trên địa bàn huyện Gò Công Đông, cùng với mạng lưới thương láirộng khắp đã tạo nên làn sóng cho thị trường cung và cầu nhộn nhịp nhất của tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây. Việc thành lập Tổ hợp tác bước đầu tạo nền tảng đểcho các hộ chăn nuôi có điều kiện giao dịch và cung cấp sản phẩm từ dê đến các cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ, giúp ổn định đầu ra sản phẩm, góp phần cho ngành chăn nuôi dê của huyện Gò Công Đông ngày càng phát triển và bền vững.
Để mở rộng qui mô đầu tư cho các tổ viên, năm 2013, Tổ hợp tác của xã Tân Đông đã liên kết với Ngân hàng chính sách vay vốn ưu đãi (lãi suất 0,6%/năm) hỗ trợ cho vay 15 - 20 triệu đồng/tổ viên có điều kiện khó khăn. Đồng thời các tổ viên đã được trang bị kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi dê thông qua các lớp tập huấn của dự án cũng như lớp đào tạo nghề theo đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Trung tâm Khuyến nông tổ chức. Từ đó các hộ nuôi dê có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.
Điển hình như anh Ngô Công Chánh, một tổ viên của Tổ hợp tác xã Tân Đông, sau một năm tham gia dự án và lớp đào tạo nghề, từ 2 dê cái ban đầu, đến năm 2014 đàn dê của anh đã lên tới 3 dê cái và 8 dê con. Đến đầu năm 2015, anh đã xuất bán được 8 dê thịt, trọng lượng bình quân 30kg/con, thu được trên 24 triệu đồng, giúp cho gia đình có thêm nguồn thu nhập.
Trong năm 2015, thực hiện chủ trương của tỉnh Tiền Giang về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm chăn nuôi. Gò Công Đông là một trong những huyện đầu tiên thực hiện dự án cải tạo đàn dê bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo do Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện.Việc ứng dụng biện pháp gieo tinh nhân tạo trên dê là một tiến bộ mới trong chăn nuôi nhằm từng bước cải thiện chất lượng con giống, nâng cao năng suất sữa – thịt, giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục, tạo ra nguồn con giống tốt đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường hiện nay.
Với sự quan tâm hỗ trợ của cơ quan chức năng nhà nước, nghề chăn nuôi dê của huyện Gò Công Đông đang phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Tiền Giang.
Có thể bạn quan tâm

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…

Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn.