Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con dê trên vùng đất Gò Công

Con dê trên vùng đất Gò Công
Ngày đăng: 18/04/2015

Với lợi thế có nguồn thức ăn tại chỗ phong phú, dồi dào, nông dân có trình độ thâm canh cao, Gò Công Đông xác định bò, dê là những vật nuôi chủ lực trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi ở địa phương.

Trong những năm trước đây, do kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được phổ biến rộng rãi, chất lượng con giống chưa tốt, phương thức chăn nuôi chủ yếu là tự phát, chưa có sự đầu tư thỏa đáng về công tác giống, thức ăn, thú y... dẫn đến thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi chưa cao; đầu ra sản phẩm không ổn định; người chăn nuôi dê còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật chọn tạo, nhân giống, nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn dê.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã phối hợp cùng với Phòng Kinh tế huyện và trạm Khuyến nông huyện Gò Công Đông triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng mô hình cải tạo giống dê địa phương” tại 4 xã là Kiểng Phước, Bình Ân, Tăng Hòa, Phước Trung, sau đó tiếp tục nhân rộng ra các xã như Tân Đông, Tân Thành và Bình Nghị.

Thời gian thực hiện từ năm 2011 - 2013, qui mô: 6 dê đực giống Bore nhập ngoại. Thông qua dự án nhằm giúp những người chăn nuôi của huyện Gò Công Đông cải thiện chất lượng con giống, nâng cao tầm vóc, chất lượng thịt - sữa cho đàn dê địa phương và đặc biệt là định hướng cho thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sau hơn 1 năm thực hiện dự án, từ 368 dê cái nền Bách Thảo của 24 hộ tham gia đã sản sinh 668 dê lai hướng thịt và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, dê tăng trọng nhanh, giá bán cao, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Song song đó, Trung tâm Khuyến nông cũng đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang thành lập 3 Tổ hợp tác chăn nuôi dê thương phẩm trên địa bàn xã Tăng Hòa, Tân Đông và Bình Nghị, mỗi tổ hợp tác có từ 32 – 50 tổ viên và vốn điều lệ từ 600 - 900 triệu đồng. Hiện các Tổ hợp tác này đang đi vào hoạt động có hiệu quả, trong đó Tổ hợp tác xã Bình Nghị và Tăng Hòa mỗi năm có thể cung cấp 80 - 100 dê cái giống lai hướng thịt có tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, sức đề kháng các loại dịch bệnh mạnh cho các huyện, tỉnh khác có nhu cầu.

Ngoài ra, Tổ hợp tác của xã Tăng Hòa do Anh Đoàn Văn Hồng làm tổ trưởng còn có cơ sở giết mổ và cung cấp thịt dê và các sản phẩm từ dê (sữa dê, bộ phận sinh dục của dê đực) cho thị trường tiêu thụ ở khu vực Gò Công, Tiền Giang, Long An và thành phố HCM khoảng 600kg thịt hơi / tuần. Trong năm 2014, các Tổ hợp tác của huyện Gò Công Đông lànhững đơn vị chủ lực để cung cấp dê nuôi vỗ béo và dê cái giống cho các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, trên địa bàn huyện Gò Công Đông, cùng với mạng lưới thương láirộng khắp đã tạo nên làn sóng cho thị trường cung và cầu nhộn nhịp nhất của tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây. Việc thành lập Tổ hợp tác bước đầu tạo nền tảng đểcho các hộ chăn nuôi có điều kiện giao dịch và cung cấp sản phẩm từ dê đến các cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ, giúp ổn định đầu ra sản phẩm, góp phần cho ngành chăn nuôi dê của huyện Gò Công Đông ngày càng phát triển và bền vững.

Để mở rộng qui mô đầu tư cho các tổ viên, năm 2013, Tổ hợp tác của xã Tân Đông đã liên kết với Ngân hàng chính sách vay vốn ưu đãi (lãi suất 0,6%/năm) hỗ trợ cho vay 15 - 20 triệu đồng/tổ viên có điều kiện khó khăn. Đồng thời các tổ viên đã được trang bị kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi dê thông qua các lớp tập huấn của dự án cũng như lớp đào tạo nghề theo đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Trung tâm Khuyến nông tổ chức. Từ đó các hộ nuôi dê có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

Điển hình như anh Ngô Công Chánh, một tổ viên của Tổ hợp tác xã Tân Đông, sau một năm tham gia dự án và lớp đào tạo nghề, từ 2 dê cái ban đầu, đến năm 2014 đàn dê của anh đã lên tới 3 dê cái và 8 dê con. Đến đầu năm 2015, anh đã xuất bán được 8 dê thịt, trọng lượng bình quân 30kg/con, thu được trên 24 triệu đồng, giúp cho gia đình có thêm nguồn thu nhập.

Trong năm 2015, thực hiện chủ trương của tỉnh Tiền Giang về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm chăn nuôi. Gò Công Đông là một trong những huyện đầu tiên thực hiện dự án cải tạo đàn dê bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo do Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện.Việc ứng dụng biện pháp gieo tinh nhân tạo trên dê là một tiến bộ mới trong chăn nuôi nhằm từng bước cải thiện chất lượng con giống, nâng cao năng suất sữa – thịt, giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục, tạo ra nguồn con giống tốt đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường hiện nay.

Với sự quan tâm hỗ trợ của cơ quan chức năng nhà nước, nghề chăn nuôi dê của huyện Gò Công Đông đang phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Tiền Giang.


Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

10/09/2015
Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

10/09/2015
Mãng cầu cho trái nhiều vụ Mãng cầu cho trái nhiều vụ

Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.

10/09/2015
Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La

Ông Trương Văn Đôn là người đã biết cách làm giàu từ 3 ha trồng cây na cho thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm.

10/09/2015
Dồn sức thu hoạch lúa hè thu, đề phòng mưa lớn gây ngập úng Dồn sức thu hoạch lúa hè thu, đề phòng mưa lớn gây ngập úng

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, những ngày tới, trên địa bàn chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén bởi lưỡi áp cao lạnh lục địa và đới gió Đông trên cao có xu thế hoạt động mạnh lên, nên từ ngày 15-19/9, sẽ xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng toàn tỉnh.

10/09/2015