Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung

Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung
Ngày đăng: 03/12/2014

Hiện giá các con đặc sản nuôi như ba ba, cua đinh, rắn…, dao động từ vài trăm ngàn đến trên 1 triệu đồng/kg mà không có đủ để cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn, ở các tỉnh ĐBSCL.

Vài năm gần đây, phong trào nuôi con đặc sản phát triển rầm rộ ở ĐBSCL, trong đó ba ba, cua đinh là loài vật nuôi được đa số nông dân lựa chọn. Bởi đây là loại vật dễ nuôi, thị trường luôn ổn định nên mang lại hiệu quả cao.

Huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đang được biết đến là vùng nuôi ba ba lớn, hiện có khoảng 20 hộ gia đình nuôi ba ba với diện tích hàng hécta. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 500 m2. Hàng năm cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn ba ba thương phẩm và hàng triệu con giống cho các tỉnh lân cận, thậm chí còn XK sang Trung Quốc.

Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.

Điển hình như hộ ông Hồ Đức Nguyên, ở ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, (TP Cần Thơ) nuôi ba ba mang lại lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa; mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng. Ông Nguyên cho biết: Đối với con ba ba, nếu nuôi đạt khoảng 80% xem như thành công. Bình quân nuôi sau 36 tháng, ba ba nặng từ 1,4 - 1,5kg, lọt vào loại 1, giá bán hiện 340.000 - 350.000đ/kg, còn loại 2, giá từ 280.000 - 290.000đ/kg.

Nhưng theo ông, muốn có hiệu quả kinh tế cao nên nuôi ba ba khoảng 12 - 15 tháng là bán (mỗi con nặng từ 300 - 400 gram/con với giá 130.000đ/kg). Còn nuôi tới 36 tháng sẽ tốn thức ăn nhiều nhưng trọng lượng tối đa chỉ khoảng 1,5kg. Hiện ao nuôi ba ba của ông đều được thương lái đến đặt cọc tiền trước, chỉ chờ ngày thu hoạch.

Còn bà Trương Ánh Nguyệt, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) nuôi 10.000 ba ba, cua đinh, cho biết: Thị trường tiêu thụ của loài vật nuôi này rất lớn. Giá bán luôn đứng ở mức cao và ổn định. Hiện cơ sở không còn ba ba, cua đinh loại 1 cung ứng cho nhiều đơn đặt hàng.

Theo bà Nguyệt, ba ba, cua đinh loại lớn được các hộ nuôi và người ăn ưa chuộng. Bởi, nếu để làm giống thì mua về chỉ trong thời gian ngắn là nó sinh sản và không lâu sau đó họ có thể thu hồi vốn, còn nếu để ăn thì loại này rất ngon, ngọt. Mặc dù, giá ba ba loại này lên đến 300.000đ/kg (loại 1,5 kg/con), còn giá cua đinh 700.000đ/kg (loại 2 – 5 kg/con), song vẫn có nhiều khách hàng.

Ông Dương Vĩnh Chót, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) có 24 hồ nuôi ba ba giống Đài Loan, cho biết: Mỗi năm, lượng ba ba mà ông nuôi trên 8.000 con, chủ yếu là thương phẩm. Để có nguồn hàng cung ứng quanh năm, ông thường nuôi xen kẽ theo từng đợt. Vừa rồi, ông cho tuyển bán 350 kg ba thịt với giá từ 260.000 – 350.000đ/kg (trọng lượng 1,3 – 1,5 kg/con) mà chỉ cần điện thoại là thương lái đến tận nhà thu mua. Theo nhiều người nuôi ba ba nhận định, thị trường ba ba luôn hút hàng có bao nhiêu thương lái đều mua hết.

Gần đây, nhiều loài động vật hoang dã và con đặc sản bị săn bắt vô tội vạ nên số lượng giảm đáng kể, dẫn đến nguồn cung trở nên khan hiếm. Anh Bùi Hoàng Bằng ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nuôi 15 vèo rắn ri cá, cho biết: Mùa nước nổi năm nào cũng vậy, rắn giống luôn đắt hàng. Do nguồn thức ăn trên đồng ruộng dồi dào nên các hộ nuôi tìm đến mua giống về nuôi. Vì thế, mỗi năm, anh xuất bán 6.000 con rắn giống với giá từ 80.000 – 100.000đ/con (tùy theo trọng lượng), tăng từ 10.000 – 20.000đ/con mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu...

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Công Thủ, Giám đốc HTX Ba ba Thạnh Lợi, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), cho biết: Mỗi năm, HTX cung ứng hơn 500.000 con ba ba, cua đinh giống và hàng chục tấn sản phẩm, chủ yếu cho thị trường trong nước, còn thị trường nước ngoài thì không có hàng để đáp ứng. Mặc dù, giá mỗi năm đều tăng từ 3 – 5% và số lượng hộ nuôi ở các tỉnh tăng lên, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/con-dac-san-dang-thieu-nguon-cung-post135469.html


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Trung An Mê Trồng Rau Nông Dân Trung An Mê Trồng Rau

Mặc dù trời rét như cắt da cắt thịt nhưng bà Vũ Thị Thanh xã Trung An huyện Vũ Thư vẫn không ngại chăm sóc cho mấy sào rau đang lên xanh tốt. Đây cũng chính là những luống rau người nông dân này đã chủ động gieo trồng áng chừng sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp tết Nguyên Đán. Bà Thanh nhẩm tính mỗi sào rau cũng cho thu nhập thêm từ 2-2,5 triệu đồng nếu giá vẫn ổn định ở mức 2500-3000đ/kg như thời gian qua.

27/06/2013
Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.

28/06/2013
Thay Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Nông Nghiệp Thay Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Nông Nghiệp

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

28/06/2013
“Áo Xanh” Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới “Áo Xanh” Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

28/06/2013
Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

28/06/2013