Có vốn và có thêm kiến thức chăn nuôi

Ông Nguyễn Ngọc Ánh – nguyên Chủ tịch Hội ND xã Nam Cao cho biết: “Trước đây, nghề dệt là thu nhập chính của ND. Tuy nhiên, những năm gần đây do thị trường tiêu thụ không ổn định, nhiều hộ chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại. Năm 2014, tổng đàn lợn toàn xã đạt gần 11.000 con, 80% số hộ chăn nuôi sử dụng bình biogas để xử lý môi trường và tận dụng làm chất đốt”.
Hình thành tổ liên kết chăn nuôi
Ngay sau khi thực hiện dự án chăn nuôi lợn nái ngoại, để đảm bảo vốn đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, Hội ND xã Nam Cao đã tiến hành họp từng chi hội, bình xét công khai, ưu tiên các hộ thực sự cần vốn, có kinh nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.
Cũng theo ông Ánh, trước đây các hộ chăn nuôi theo hướng tự phát, ít khi tham khảo hay trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với nhau. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND, thông qua dự án chăn nuôi lợn nái đảm bảo vệ sinh môi trường, các hộ vay vốn đã tập hợp lại thành tổ liên kết chăn nuôi lợn. Ngoài trao đổi thông tin với nhau về giá thức ăn, diễn biến thị trường, kinh nghiệm chăn nuôi, ngày 20 hàng tháng các hộ tham gia dự án họp kiểm đếm tiến độ đầu tư của từng hộ.
Không còn chịu lãi suất cao
Là 1 trong 14 hộ vay vốn Quỹ HTND, ông Phạm Văn Mẫn ở thôn Nam Đường Tây, xã Nam Cao chia sẻ: “Năm 2005, tôi mạnh dạn chuyển đổi 1,2ha trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà”. Lúc đầu nuôi lợn nái truyền thống (nái cỏ), nhưng vài năm nay ông Mẫn nhận thấy nuôi quy mô lớn thì loại nái này không phù hợp vì con giống để nuôi thương phẩm có tỷ lệ mỡ nhiều, thường bị thương lái ép giá. Năm 2012, ông Mẫn đầu tư nuôi giống lợn nái hướng nạc.
Xuất phát điểm với 2 con lợn nái, đến nay ông Mẫn đã có 10 con lợn nái hướng nạc. Mỗi năm ông xuất bán hơn 20 tấn lợn hơi, với giá bán hiện nay là 42.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi vài trăm triệu đồng.
“Nhà nước nên có nhiều chương trình cho vay vốn ưu đãi như Quỹ HTND để hỗ trợ cho ND chăn nuôi. Được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, tôi có tiền mua thêm cám và thay mới những con nái già không còn đủ tiêu chuẩn”- ông Mẫn bộc bạch.
Cũng được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Kim Dung (thôn Nam Đường Tây) thổ lộ: Hiện tại với 15 con lợn nái ngoại, tôi chủ động được con giống nuôi. Mỗi năm tôi nuôi 4 lứa lợn thịt, 100 con/lứa, trừ chi phí cũng bỏ túi được hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, để duy trì đàn lợn với số lượng nhiều như vậy, vợ chồng tôi phải khá chật vật xoay xở nguồn vốn mua thức ăn. “Được Quỹ HTND cho vay vốn, tôi không phải lo mua chịu cám cho đàn lợn với lãi suất cao như trước kia nữa” - chị Dung vui mừng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có cây trồng mới cần đến công trình thủy lợi, mà đối với nuôi trồng thủy sản, thủy lợi cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chỉ ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản thì vẫn bị bỏ ngỏ..

Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá tra nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ương cá tra giống đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trước tình hình trên, hầu hết nông dân nuôi cá tra thương phẩm và ương cá tra thịt mong muốn giá cá ổn định ở mức có lợi nhuận hợp lý, để nông dân yên tâm sản xuất.

Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.

Thông tin từ UBND TP Quy Nhơn cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) đã có quyết định chính thức về việc cấp giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá Quy Nhơn” cho các sản phẩm chả cá được sản xuất và chế biến tại các cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn.

Những năm gần đây nhiều dự án, mô hình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã được triển khai. Riêng Dự án hỗ trợ Kỹ thuật về giảm nghèo bền vững (PRPP) đã triển khai thí điểm ở 8 tỉnh, trong đó có Bắc Kạn với nhiều mô hình cụ thể, đã và đang giúp người dân từng bước đổi đời.