Có vốn và có thêm kiến thức chăn nuôi

Ông Nguyễn Ngọc Ánh – nguyên Chủ tịch Hội ND xã Nam Cao cho biết: “Trước đây, nghề dệt là thu nhập chính của ND. Tuy nhiên, những năm gần đây do thị trường tiêu thụ không ổn định, nhiều hộ chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại. Năm 2014, tổng đàn lợn toàn xã đạt gần 11.000 con, 80% số hộ chăn nuôi sử dụng bình biogas để xử lý môi trường và tận dụng làm chất đốt”.
Hình thành tổ liên kết chăn nuôi
Ngay sau khi thực hiện dự án chăn nuôi lợn nái ngoại, để đảm bảo vốn đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, Hội ND xã Nam Cao đã tiến hành họp từng chi hội, bình xét công khai, ưu tiên các hộ thực sự cần vốn, có kinh nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.
Cũng theo ông Ánh, trước đây các hộ chăn nuôi theo hướng tự phát, ít khi tham khảo hay trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với nhau. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND, thông qua dự án chăn nuôi lợn nái đảm bảo vệ sinh môi trường, các hộ vay vốn đã tập hợp lại thành tổ liên kết chăn nuôi lợn. Ngoài trao đổi thông tin với nhau về giá thức ăn, diễn biến thị trường, kinh nghiệm chăn nuôi, ngày 20 hàng tháng các hộ tham gia dự án họp kiểm đếm tiến độ đầu tư của từng hộ.
Không còn chịu lãi suất cao
Là 1 trong 14 hộ vay vốn Quỹ HTND, ông Phạm Văn Mẫn ở thôn Nam Đường Tây, xã Nam Cao chia sẻ: “Năm 2005, tôi mạnh dạn chuyển đổi 1,2ha trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà”. Lúc đầu nuôi lợn nái truyền thống (nái cỏ), nhưng vài năm nay ông Mẫn nhận thấy nuôi quy mô lớn thì loại nái này không phù hợp vì con giống để nuôi thương phẩm có tỷ lệ mỡ nhiều, thường bị thương lái ép giá. Năm 2012, ông Mẫn đầu tư nuôi giống lợn nái hướng nạc.
Xuất phát điểm với 2 con lợn nái, đến nay ông Mẫn đã có 10 con lợn nái hướng nạc. Mỗi năm ông xuất bán hơn 20 tấn lợn hơi, với giá bán hiện nay là 42.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi vài trăm triệu đồng.
“Nhà nước nên có nhiều chương trình cho vay vốn ưu đãi như Quỹ HTND để hỗ trợ cho ND chăn nuôi. Được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, tôi có tiền mua thêm cám và thay mới những con nái già không còn đủ tiêu chuẩn”- ông Mẫn bộc bạch.
Cũng được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Kim Dung (thôn Nam Đường Tây) thổ lộ: Hiện tại với 15 con lợn nái ngoại, tôi chủ động được con giống nuôi. Mỗi năm tôi nuôi 4 lứa lợn thịt, 100 con/lứa, trừ chi phí cũng bỏ túi được hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, để duy trì đàn lợn với số lượng nhiều như vậy, vợ chồng tôi phải khá chật vật xoay xở nguồn vốn mua thức ăn. “Được Quỹ HTND cho vay vốn, tôi không phải lo mua chịu cám cho đàn lợn với lãi suất cao như trước kia nữa” - chị Dung vui mừng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.