Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Thể Làm Giàu Từ Cây Đinh Lăng?

Có Thể Làm Giàu Từ Cây Đinh Lăng?
Ngày đăng: 24/11/2013

Trong chuyến công tác về Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi được giới thiệu mô hình làm kinh tế mới từ cây đinh lăng của ông Hà Ngọc Oánh ở thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa.

Lần về thăm quê ở Thái Bình, ông Oánh bị cuốn hút bởi những khu vườn rộng trồng cây đinh lăng. Tìm hiểu, ông Oánh được biết người dân ở đây trồng cây đinh lăng để bán cho các công ty dược làm thuốc. Từ mô hình này đã giúp nhiều hộ dân ở tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Ông Oánh đến từng gia đình trồng cây đinh lăng để học hỏi và tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Sau khi cơ bản nắm được thông tin, kỹ thuật chăm sóc cây đinh lăng, ông mạnh dạn mua giống đưa vào Bình Phước trồng trên diện tích 0,7 ha.

Ông Oánh cho biết: “Lúc đầu tôi lo vì lần đầu tiên tiếp xúc với loại cây trồng mới này. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến của người thân ở quê và tìm hiểu trên mạng, sách, báo được biết không chỉ ở miền Bắc mà các tỉnh Tây nguyên như Đắk Nông, Gia Lai đã thực hiện mô hình này, hiệu quả kinh tế rất cao, nhiều nơi lập thành trang trại chuyên trồng cây đinh lăng. Vì thế, tôi yên tâm nhờ người quen ở Thái Bình đặt mua 10 ngàn cây giống với giá gần 100 triệu đồng.

Cây đinh lăng dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ tưới nước khi khô hạn và bón phân 2 lần/năm. Bệnh thường gặp trên cây là mối ăn rễ nên cần phải theo dõi phát hiện kịp thời để xử lý, không để lan rộng. Khi cây bị mối ăn chỉ cần xử lý bằng vôi bột.

Ông Oánh tính toán: Với 0,7 ha trồng đinh lăng, sau 3 năm sẽ cho thu hoạch ít nhất 70 tấn thân và lá. Với giá bán hiện nay 25 ngàn đồng/kg có thể thu về tiền tỷ. Củ đinh lăng hơn 10 năm tuổi trở lên hiện có giá 400 ngàn đồng/kg. Đây là khoản lời không nhỏ. Giá cây đinh lăng trên thị trường vẫn giữ ổn định trong vòng 15 năm qua.

Nghe tin ông Oánh thực hiện mô hình trồng cây đinh lăng, Công ty dược Traphaco (TP. Hồ Chí Minh) đã đến tìm hiểu và đề xuất ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sau khi thu hoạch, song ông Oánh chưa đồng ý.

Ông Oánh cho hay: Thổ nhưỡng ở miền Nam, nhất là Bình Phước trồng cây đinh lăng phù hợp hơn ngoài Bắc. Bởi miền Bắc có mùa đông lạnh, cây sẽ bị rụng lá và chậm phát triển. Cây đinh lăng ưa bóng mát, thích hợp trong vùng đất có độ ẩm, nên trồng xen trong vườn điều, cà phê, tiêu... cây phát triển rất nhanh, cho năng suất cao hơn. Hiện thị trường tiêu thụ cây đinh lăng rất lớn. Do vậy, ông Oánh dự định mở rộng diện tích thêm 2 ha.

Đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng cao 0,8-1,5m, là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.


Có thể bạn quan tâm

Những “Cơn Sốt” Nuôi Con Đặc Sản Những “Cơn Sốt” Nuôi Con Đặc Sản

Xuất phát từ thông tin về một số người giàu nhanh do nắm được cơ hội nhất thời của thị trường, những mô hình nuôi con đặc sản như nhím, rắn, ba ba, rùa,... mau chóng được nhân rộng tới mọi vùng, mọi nhà. Để rồi mỗi khi “cơn sốt” qua đi, nhiều nông dân nhận ra, nuôi con đặc sản không phải “cuộc chơi” của số đông người.

17/07/2013
Sớm Tăng Tỷ Lệ Thụ Tinh Nhân Tạo Gia Súc Sớm Tăng Tỷ Lệ Thụ Tinh Nhân Tạo Gia Súc

Cục Chăn nuôi đang soạn thảo, xây dựng, sớm hoàn thiện Đề án “Phát triển hệ thống TTNT giai đoạn 2013- 2020” để trình lãnh đạo Bộ NNPTNT phê duyệt.

17/07/2013
Phát Hiện Nhiều Thủ Đoạn Buôn Lậu Cá Tầm Phát Hiện Nhiều Thủ Đoạn Buôn Lậu Cá Tầm

Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cho biết có rất nhiều thủ đoạn được sử dụng để nhập lậu cá tầm về Việt Nam.

18/07/2013
Nông Dân Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh Tôm Nuôi Nông Dân Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Chưa năm nào tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi lại hoành hành như năm nay ở tỉnh Quảng Trị. Dịch bệnh đã khiến cho hàng trăm ha tôm bị chết, gây mất mùa tôm trên diện rộng.

18/07/2013
Mô Hình “Công Nghệ Sinh Thái” Mang Lại Hiệu Quả Mô Hình “Công Nghệ Sinh Thái” Mang Lại Hiệu Quả

Ngày 16-7, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam. Đến dự có các chuyên gia Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Chi cục Bảo vệ thực vật 22 tỉnh, thành phía Nam.

18/07/2013