Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Thể Làm Giàu Từ Cây Đinh Lăng?

Có Thể Làm Giàu Từ Cây Đinh Lăng?
Ngày đăng: 24/11/2013

Trong chuyến công tác về Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi được giới thiệu mô hình làm kinh tế mới từ cây đinh lăng của ông Hà Ngọc Oánh ở thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa.

Lần về thăm quê ở Thái Bình, ông Oánh bị cuốn hút bởi những khu vườn rộng trồng cây đinh lăng. Tìm hiểu, ông Oánh được biết người dân ở đây trồng cây đinh lăng để bán cho các công ty dược làm thuốc. Từ mô hình này đã giúp nhiều hộ dân ở tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Ông Oánh đến từng gia đình trồng cây đinh lăng để học hỏi và tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Sau khi cơ bản nắm được thông tin, kỹ thuật chăm sóc cây đinh lăng, ông mạnh dạn mua giống đưa vào Bình Phước trồng trên diện tích 0,7 ha.

Ông Oánh cho biết: “Lúc đầu tôi lo vì lần đầu tiên tiếp xúc với loại cây trồng mới này. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến của người thân ở quê và tìm hiểu trên mạng, sách, báo được biết không chỉ ở miền Bắc mà các tỉnh Tây nguyên như Đắk Nông, Gia Lai đã thực hiện mô hình này, hiệu quả kinh tế rất cao, nhiều nơi lập thành trang trại chuyên trồng cây đinh lăng. Vì thế, tôi yên tâm nhờ người quen ở Thái Bình đặt mua 10 ngàn cây giống với giá gần 100 triệu đồng.

Cây đinh lăng dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ tưới nước khi khô hạn và bón phân 2 lần/năm. Bệnh thường gặp trên cây là mối ăn rễ nên cần phải theo dõi phát hiện kịp thời để xử lý, không để lan rộng. Khi cây bị mối ăn chỉ cần xử lý bằng vôi bột.

Ông Oánh tính toán: Với 0,7 ha trồng đinh lăng, sau 3 năm sẽ cho thu hoạch ít nhất 70 tấn thân và lá. Với giá bán hiện nay 25 ngàn đồng/kg có thể thu về tiền tỷ. Củ đinh lăng hơn 10 năm tuổi trở lên hiện có giá 400 ngàn đồng/kg. Đây là khoản lời không nhỏ. Giá cây đinh lăng trên thị trường vẫn giữ ổn định trong vòng 15 năm qua.

Nghe tin ông Oánh thực hiện mô hình trồng cây đinh lăng, Công ty dược Traphaco (TP. Hồ Chí Minh) đã đến tìm hiểu và đề xuất ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sau khi thu hoạch, song ông Oánh chưa đồng ý.

Ông Oánh cho hay: Thổ nhưỡng ở miền Nam, nhất là Bình Phước trồng cây đinh lăng phù hợp hơn ngoài Bắc. Bởi miền Bắc có mùa đông lạnh, cây sẽ bị rụng lá và chậm phát triển. Cây đinh lăng ưa bóng mát, thích hợp trong vùng đất có độ ẩm, nên trồng xen trong vườn điều, cà phê, tiêu... cây phát triển rất nhanh, cho năng suất cao hơn. Hiện thị trường tiêu thụ cây đinh lăng rất lớn. Do vậy, ông Oánh dự định mở rộng diện tích thêm 2 ha.

Đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng cao 0,8-1,5m, là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.

05/08/2015
Phát hiện một cơ sở thu mua hải sản bơm bột rau câu vào tôm Phát hiện một cơ sở thu mua hải sản bơm bột rau câu vào tôm

Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.

05/08/2015
Người dân bắt được loài cá lạ Người dân bắt được loài cá lạ

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

05/08/2015
Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ vấn đề cần quan tâm Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ vấn đề cần quan tâm

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

05/08/2015
Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình (Hà Giang) Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình (Hà Giang)

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.

05/08/2015