Cơ Sở Nuôi Cá Tầm Lớn Nhất Thế Giới

Ngày 12/11, tại huyện Lắk, Đắk Lắk, Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở nuôi trồng cá tầm Nga trên lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah.
Cở sở này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới, với lượng thả nuôi có thể đạt đến 1 triệu con, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đầu, cơ sở tại Buôn Tu Srah sẽ thả nuôi 40.000 con cá thương phẩm thể khai thác trứng và thịt, sau đó sẽ nâng quy mô lên trên 1 triệu con.
Trong vòng 2 năm tới, Tập đoàn cá tầm Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư thêm từ 5-10 trung tâm nuôi trồng cá tầm mới có quy mô tương đương tại tỉnh Đắk Lắk. Sản lượng trứng cá tầm từ hệ thống nuôi trồng dự kiến đạt đến 1.000 tấn/năm.
Với giá bán buôn sản phẩm cá tầm hiện nay là 8.000-12.000 USD/tấn, giá trứng cá tầm xuất khẩu là 1.000-6.000 USD/kg, việc nuôi cá tầm với quy mô lớn sẽ đem lại nguồn thu lớn, tạo ra một ngành nghề thủy sản mới có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết lao động tại địa phương.Hiện Đắk Lắk có gần 37.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích các lòng hồ đập thủy lợi, thủy điện quy mô lớn, có tiềm năng trong việc nuôi trông cá loại thủy đặc sản chiếm phần lớn.
Lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah là điểm nuôi trồng cá tầm thứ 5 của Tập đoàn cá tầm Việt Nam, sau các hồ nuôi tại Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang./.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.