Cơ Sở Nuôi Cá Tầm Lớn Nhất Thế Giới

Ngày 12/11, tại huyện Lắk, Đắk Lắk, Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở nuôi trồng cá tầm Nga trên lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah.
Cở sở này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới, với lượng thả nuôi có thể đạt đến 1 triệu con, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đầu, cơ sở tại Buôn Tu Srah sẽ thả nuôi 40.000 con cá thương phẩm thể khai thác trứng và thịt, sau đó sẽ nâng quy mô lên trên 1 triệu con.
Trong vòng 2 năm tới, Tập đoàn cá tầm Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư thêm từ 5-10 trung tâm nuôi trồng cá tầm mới có quy mô tương đương tại tỉnh Đắk Lắk. Sản lượng trứng cá tầm từ hệ thống nuôi trồng dự kiến đạt đến 1.000 tấn/năm.
Với giá bán buôn sản phẩm cá tầm hiện nay là 8.000-12.000 USD/tấn, giá trứng cá tầm xuất khẩu là 1.000-6.000 USD/kg, việc nuôi cá tầm với quy mô lớn sẽ đem lại nguồn thu lớn, tạo ra một ngành nghề thủy sản mới có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết lao động tại địa phương.Hiện Đắk Lắk có gần 37.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích các lòng hồ đập thủy lợi, thủy điện quy mô lớn, có tiềm năng trong việc nuôi trông cá loại thủy đặc sản chiếm phần lớn.
Lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah là điểm nuôi trồng cá tầm thứ 5 của Tập đoàn cá tầm Việt Nam, sau các hồ nuôi tại Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang./.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.