Có Mô Hình Nuôi Đà Điểu Đầu Tiên

Ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Đại Đình, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa xây dựng 3 chuồng nuôi đà điểu rộng 6.000 m2, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng.
Lúc đầu, ông Chiến mua 7 con đà điểu giống châu Phi với giá 15 triệu đồng/con, sau đó mua thêm 30 con đà điểu 2 tháng tuổi với giá 3 triệu đồng/con nuôi lấy thịt. Đà điểu có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh dịch, tỷ lệ sống đạt hơn 90%. Từ nay đến cuối năm, ông Chiến dự định thuê 7.000 m2 đất không canh tác của người dân để mở rộng chuồng trại.
Đà điểu đã được nuôi nhiều ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh. Đây là mô hình nuôi đà điểu đầu tiên Tứ Kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Vào vụ nuôi tôm 2012, người dân các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau hết sức thận trọng, tìm đủ mọi cách ứng dụng kỹ thuật, vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống.

Theo chỉ dẫn của người bạn, chúng tôi đến nhà ông Ngô Hòa, ở khu phố 1, phường An Ðôn, thị xã Quảng Trị, người đầu tiên ở Quảng Trị trồng giống quýt mang ký hiệu PQ1 trên đất phù sa cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình vừa có thêm 63 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận Global GAP, nâng tổng diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn Global GAP trong toàn tỉnh đạt gần 220 ha. Cụ thể là các trang trại Kim Hải (xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam) với diện tích 30ha; trang trại Trương Tấn Luận (xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc) 4 ha và trang trại Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình) với 29 ha.

Cây ngô lai không chỉ thay thế dần cây sắn, đậu tương mà còn giúp nông dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Ở các huyện miền núi phía bắc, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất SX nông nghiệp ít nên địa phương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Sở Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả trung ương tiến hành đề tài "Nghiên cứu chất lượng đặc thù, điều kiện tự nhiên của vùng trồng quýt", đây là bước tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại cây trồng này