Có Khoảng 37.000 Ha Lúa Đông Xuân Và Hè Thu Phải Bơm Tưới Hỗ Trợ

Theo dự báo của ngành chức năng Vĩnh Long, ở vụ Hè Thu, khả năng hạn chế tưới tự chảy có thể lên tới 25.000- 30.000ha, diện tích phải bơm tưới hỗ trợ lên tới 25.109ha và có thể phải bơm nhiều lần Bình Tân (4.027ha), Bình Minh (2.255ha), Tam Bình (4.950ha), Long Hồ (3.655ha), Trà Ôn (4.007ha), Vũng Liêm (4.602ha), Mang Thít (4.602ha).
Về hạn mặn, dự báo mùa khô năm nay, phạm vi ảnh hưởng mặn trên 5 phần ngàn có khả năng tới vàm Vũng Liêm (trên sông Cổ Chiên), vàm Rạch Tra ở Trà Ôn (trên sông Hậu).
Toàn tỉnh có gần 5.000ha nằm trong biên mặn xấp xỉ 4 phần ngàn ở huyện Vũng Liêm, vùng giáp sông Cổ Chiên, Nam Đường tỉnh 906 và Đông kinh Trà Ngoa gồm các xã Trung Thành, Trung Nghĩa, Trung Ngãi, Hiếu Nghĩa, Hiếu Thành, Hiếu Thuận, Trung Thành Đông và thị trấn Vũng Liêm.
Vùng nằm trong biên chịu ảnh hưởng mặn độ 2 phần ngàn trên 3.000ha ở các vùng giáp sông Hậu thuộc huyện Trà Ôn (gồm các xã Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Hựu Thành và Thuận Thới). Khả năng cuối vụ Đông Xuân này có khoảng 7.000ha cần phải bơm tưới hỗ trợ chống hạn.
Hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đang triển khai kế hoạch thủy lợi mùa khô với nhiều giải pháp nhằm bảo đảm nguồn nước tưới cho diện tích lúa Đông Xuân chưa thu hoạch, lúa Hè Thu năm 2014, rau màu, cây ăn trái và cấp nước sinh hoạt cho vùng dân cư nội đồng, xa các trạm cấp nước tập trung và ở những nơi còn khó khăn...
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trước, người dân Bến Tre rất khốn khổ mỗi khi nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Nhưng nay họ đã tìm được giải pháp vừa sống chung, vừa làm giàu với tình trạng nước nhiễm mặn: nuôi sò huyết.

Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.

Ở đâu người trồng rau lo khâu tiêu thụ, còn với người trồng rau Văn Đức thì không sợ rau "bị ế." Hiện nay, Hợp tác xã có hơn 20 đầu mối tiêu thụ rau ổn định với số lượng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố nên bà con trồng rau ở địa phương rất yên tâm sản xuất.

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.