Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Tăng Thu Nhập Từ Gạo Cát Tiên

Cơ Hội Tăng Thu Nhập Từ Gạo Cát Tiên
Ngày đăng: 24/05/2012

Ở Lâm Đồng, “Gạo Cát Tiên” là sản phẩm lúa gạo duy nhất được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Đó là loại gạo được sản xuất từ giống lúa OM 4900.

Có thể nói, OM 4900 từ giống lúa đến thương hiệu “Gạo Cát Tiên” là kết quả của cả một quá trình đồng tâm hiệp lực và phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ lãnh đạo địa phương và nhân dân trong huyện. Sau khi được công nhận thương hiệu “Gạo Cát Tiên”, huyện đã tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh lúa chất lượng cao với diện tích lên đến 3.000ha để mỗi năm sản xuất được từ 45.000 – 50.000 tấn thóc.

Theo Phòng NNPTNT Cát Tiên, huyện Cát Tiên với dòng sông Đồng Nai bao quanh và quanh năm bồi đắp phù sa cho cánh đồng rộng lớn này chính là “đất sống” của cây lúa, đặc biệt là lúa cao sản. Cũng giống lúa OM 4900, nếu mang đi trồng ở những địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng, chất lượng gạo không thể bằng gạo Cát Tiên. Nhờ đất đai màu mỡ, giống lúa OM 4900 không những cho chất lượng gạo cao hơn mà năng suất cũng vượt trội so với nhiều giống lúa khác: Đạt 8 – 9 tấn/ha. Nhiều nông dân ở xã Phù Mỹ - nơi có cánh đồng khảo nghiệm nhiều giống lúa mới còn cho biết, không chỉ có năng suất và chất lượng vượt trội mà giống OM 4900 còn có thể gieo trồng được 3 vụ mỗi năm tại vùng đất Cát Tiên này.

Cùng với sản xuất, vấn đề thị trường cũng đã được đặt ra cho sản phẩm “Gạo Cát Tiên” đặc sản. Tuy nhiên, có thực tế đáng lo là gần đây “Gạo Cát Tiên” đang bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại khác như các loại gạo: Nếp cái hoa vàng, tám xoan Hải Hậu, bắc hương, lài sữa, nàng xuân…

Có thể bạn quan tâm

Huyện Cư Kuin (Dak Lak) Tiêu Lại Chết Hàng Loạt! Huyện Cư Kuin (Dak Lak) Tiêu Lại Chết Hàng Loạt!

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…

12/09/2014
Cây Thanh Long Pô Thi An Giang Cây Thanh Long Pô Thi An Giang

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

12/09/2014
Xử Lý Chất Thải Chế Biến Thủy Sản Xử Lý Chất Thải Chế Biến Thủy Sản

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

12/09/2014
Hậu Giang Hỗ Trợ Khuyến Công Hậu Giang Hỗ Trợ Khuyến Công

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…

12/09/2014
Khánh Hòa Có 480 Cơ Sở SX Giống Thủy Sản Khánh Hòa Có 480 Cơ Sở SX Giống Thủy Sản

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.

12/09/2014