Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi
Ngày đăng: 24/11/2013

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Đối với huyện Thới Bình, mô hình này còn khá mới mẻ. Mặc dù vậy, kết quả bước đầu mà một số hộ dân trong huyện đạt được đã mở ra nhiều triển vọng, tạo cơ hội giúp cho người dân nâng cao nguồn thu nhập để vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Lê Văn Năm ở ấp 8, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, là một trong những hộ đầu tiên trên địa bàn huyện Thới Bình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp. Sau khi nghe thông tin về hiệu quả của nghề nuôi cá sặt bổi thương phẩm để làm khô ở một số nơi trong tỉnh và học hỏi cách nuôi qua báo, đài, ông Năm bắt tay vào cải tạo mương mía sau nhà để nuôi cá sặt bổi.

Với diện tích gần 400 m2, bước đầu dự định nuôi thử nghiệm nên ông chỉ thả 5.000 con cá giống, với số tiền gần 2,5 triệu đồng.

Thông thường, nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn đầy đủ thì mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp được thu hoạch sau 6-7 tháng thả nuôi. Tuy nhiên, do không nắm được khoa học - kỹ thuật, khâu chăm sóc và cho ăn không được thường xuyên nên thời gian nuôi của ông Năm tới 10 tháng.

Ông vừa thu hoạch cá xong và kết quả đạt được ngoài sự mong đợi của gia đình. Tổng sản lượng thu hoạch gần 500 kg, trọng lượng trung bình 6 con/kg, giá 77.000 đồng/kg. Mặc dù giá cá sặt bổi thương phẩm ở thời điểm này giảm khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng sau khi trừ chi phí, ông Năm vẫn còn lãi gần 20 triệu đồng.

Ông Lê Văn Năm cho biết: “Cá sặt bổi rất dễ nuôi, trong thời gian nuôi tôi không sử dụng thuốc men gì hết nhưng cá không bị bệnh và phát triển rất tốt”.

Hiệu quả mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm của ông Lê Văn Năm đã gây được sự quan tâm, chú ý của người dân và chính quyền địa phương cũng như các ngành chuyên môn của huyện.

Ông Nguyễn Văn Khiết, Bí thư Chi bộ ấp 8, xã Trí Lực, khẳng định: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động bà con cải tạo vườn tạp, tận dụng các mương mía để nuôi, trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nuôi cá sặt bổi, nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân”.

Lợi nhuận là vậy nhưng hiện nay ông Lê Văn Năm cũng như các hộ dân trong huyện đang thực hiện mô hình này vẫn còn không ít băn khoăn, lo lắng. Do ở địa phương không có nguồn cung cấp, phải mua giống trôi nổi từ nhiều nơi nên rất khó bảo đảm chất lượng. Việc chưa nắm bắt khoa học - kỹ thuật, quy trình nuôi cũng là một khó khăn khi có dịch bệnh xảy ra.

Cùng với đó là vấn đề về đầu ra vì phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái từ nơi khác nên việc ép giá là không thể tránh khỏi. Do đó, để tháo gỡ những vướng mắc này, giúp người dân an tâm sản xuất, cần có sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, cho biết, ngoài việc hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật, thời gian tới huyện sẽ giúp bà con nhân giống cá sặt bổi tại chỗ, nhằm bảo đảm chất lượng, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

30/07/2015
Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015
Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

30/07/2015
Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

30/07/2015