Cơ hội cho người trồng cà gai leo

Ông Nguyễn Đức Tuệ - Giám đốc Công ty CP ĐT&PT dược liệu Ngọc Linh, cho hay:
Dự án này được thực hiện trên diện tích 5ha, với vốn đầu tư giai đoạn 1 (2015-2016) trên 4,6 tỷ đồng.
Dự án xây dựng văn phòng, nhà kho, xưởng sơ chế, sân phơi, bể rửa, khu đóng gói, đường bê tông nội bộ, nhà ở công nhân, mua sắm thiết bị và vườn ươm giống.
Giai đoạn 2 triển khai trong năm 2017, xây dựng Nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt, an toàn” (GMP).
Xưởng sơ chế cà gai leo đang được xây dựng tại huyện Minh Long.
Hiện, công ty đang tiến hành trồng cây cà gai leo để bảo tồn nguồn gen.
Tại khu vực rộng trên 40.000m2, công ty dành một khoảng đất rộng xây dựng nhà lưới dùng để ươm giống và bảo tồn nguồn gen cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP.
Cà gai leo có nhiều tên gọi khác như cà quánh, cà gai dây, cà lù...
Tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens lour, thuộc họ cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, cây cà gai leo có tác dụng chữa bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây cà gai leo (cả thân, rễ lá) dùng để chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư; chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi; chữa ngộ độc rượu...
Cà gai leo là cây mọc tự nhiên ở vùng đồi thấp ở nhiều nơi trong tỉnh. Đây là cây chịu hạn và khi trồng không lo sợ bị quá vụ như cây trồng khác, bởi để càng lâu, cây mọc càng dày.
Công ty đã trồng khảo nghiệm ở một số xã thuộc các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành trong năm 2014 trên nhiều loại đất và đã cho năng suất trung bình 3 tấn cây tươi/sào.
Với giá thu mua hiện nay trên thị trường 12.000đ/kg, sau một năm trồng có thể thu được 36 triệu đồng/sào.
Theo ông Tuệ, đối tác chính của công ty là Tập đoàn Tuệ Linh. Tập đoàn này đã có nhu cầu và đặt hàng bao tiêu mỗi năm ít nhất 2.000 tấn cà gai leo.
Để người dân mạnh dạn trồng, công ty cam kết thu mua theo giá thị trường.
Trong trường hợp giá thị trường xuống thấp thì công ty cam kết thu mua giá không dưới 4.000đ/kg, tương đương với doanh thu 12 triệu đồng/sào/năm.
Thời điểm này, Công ty Tuệ Linh đang tập trung xây dựng vùng nguyên liệu mà trước mắt nhanh chóng hoàn thành vườn ươm để cung cấp cây giống cho dân trồng.
Ông Nguyễn Văn Thuần – Bí thư Huyện ủy Minh Long, cho biết: Huyện đã tìm hiểu kỹ cây trồng này, nên đồng ý cho xây dựng xưởng sơ chế.
Đây là cây trồng có khả năng phục hồi môi trường, không gây xóa mòn như cây keo. Khi công ty đi vào hoạt động, huyện sẽ chuyển hướng quỹ đất sản xuất lúa 1 vụ sang trồng cây cà gai leo.
Có thể bạn quan tâm

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.