Có 52 Cơ Sở Được Nhận Nhãn Hiệu Rau, Hoa Đà Lạt

Tới nay đã có 52 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất rau, hoa ở Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà) được UBND thành phố Đà Lạt cấp Chứng nhận nhãn hiệu rau hoa Đà Lạt.
Trong 52 cơ sở này có 19 đơn vị sản xuất rau và 33 đơn vị sản xuất hoa. Phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết, việc cấp Chứng nhận nhãn hiệu rau, hoa Đà Lạt sẽ được UBND thành phố tiếp tục thực hiện theo đề nghị của Phòng Kinh tế Đà Lạt và Phòng NN-PTNT các huyện phụ cận sau khi kiểm tra các điều kiện sản xuất và chất lượng rau, hoa của các cơ sở được xét cấp.
Các cơ sở và doanh nghiệp được cấp nhãn hiệu này sẽ có thêm điều kiện để tìm kiếm thêm thị trường, khẳng định thương hiệu và chất lượng nông sản của mình trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Năm ngoái, xuất khẩu tôm của nước ta đạt kỷ lục xấp xỉ 4 tỷ USD. Cả năm nay, nhiều khả năng xuất khẩu tôm chỉ xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm tới 1 tỷ USD so với kỷ lục nói trên...

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, do lúa Hè Thu muộn giá cao, lợi nhuận khá nên dù chưa đến lịch thời vụ nhưng nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bơm nước, gieo sạ được 211.892 ha lúa Đông Xuân, tập trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang.

Vụ thu đông năm 2015, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã giao Trạm Khuyến nông huyện Tháp Mười xây dựng Mô hình “Giảm giá thành sản xuất lúa” cùng sự đồng hành tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình của GS - TS Võ Tòng Xuân.

“Hương thơm Kinh Bắc” không phải là một thứ mùi, mà là danh từ để gọi tên một giống lúa có chất lượng gạo thơm ngon do Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh chọn tạo.

Năm 2015, các tỉnh Nam bộ tiếp tục trúng mùa, lập kỳ tích mới, đạt sản lượng trên 27 triệu tấn lúa, tăng 0,5 triệu tấn so năm 2014.