Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ

Đã bán rẻ thì đương nhiên là phải mua với giá rẻ. Vì lợi nhuận luôn luôn là mục đích tối thượng của doanh nghiệp. Và hậu quả là người nông dân bị ép giá.
Trang web Oryza.com, một trang web chuyên về gạo cũng như báo chí trong nước (trong đó có Báo NNVN), đưa tin: Trung Quốc có thể cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Nếu tin này là chính xác, thì sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi theo thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thì năm 2013, tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 6,6 triệu tấn, trong đó lượng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc ước đạt 2 triệu tấn.
Còn năm nay, VFA dự báo lượng gạo xuất là 6,3 triệu tấn, nhưng con số xuất tiểu ngạch thì chưa thống kê được.
Xuất khẩu tiểu ngạch tuy có một số thuận lợi như không cần thủ tục, hợp đồng gì, không qua kiểm tra chất lượng gạo nghiêm ngặt… Rất thuận lợi cho một số DN của ta lâu nay vẫn quen coi việc xuất khẩu gạo như là việc “buôn chuyến”, nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro, do phía người mua luôn “nắm đằng chuôi”.
Do không cần thủ tục, hợp đồng gì, nên khi xảy ra sự cố, phần thiệt luôn luôn thuộc về người bán. Nhiều khi hàng đã tập trung lên biên giới, nhưng thương lái Trung Quốc lại “giở quẻ” không mua hay dây dưa không chịu nhập ngay với đủ thứ lý do, để gạo xuống cấp rồi mới ép giá.
Đó là chưa kể những trục trặc trong thanh toán…
Thực ra, gạo Việt Nam lâu nay vào Trung Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch (32%) và một số thị trường khác đều với lợi thế là giá rẻ, chứ hoàn toàn không vì lợi thế chất lượng. Giá rẻ, và sự dễ tính của một số thị trường đã tạo nên một tâm lý “lười biếng” cho các doanh nghiệp Việt Nam không chịu đầu tư nâng cao chất lượng cho hạt gạo của mình.
Đã bán rẻ thì đương nhiên là phải mua với giá rẻ. Vì lợi nhuận luôn luôn là mục đích tối thượng của doanh nghiệp. Và hậu quả là người nông dân bị ép giá.
Và trong khi Trung Quốc dự kiến cấm nhập gạo tiểu ngạch, thì người Mỹ lại đang xem xét việc kiện gạo Việt Nam bán phá giá.
Về việc này, theo GS Võ Tòng Xuân thì “Mỹ làm như thế là vì Việt Nam không đưa hết các chi phí vào giá thành, người nước ngoài ăn gạo Việt Nam cũng được tính giá rẻ, cũng được nhà nước Việt Nam bao cấp nhưng nhà nước không hay. Ví dụ mình không đưa khấu hao hệ thống công trình thủy lợi mà nhà nước phải vay tiền để làm, không hạch toán khấu hao trong giá thành của hạt gạo nên gạo mình bán với giá rẻ, nếu tính vào giá gạo thì sẽ cao hơn…”.
Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.
Có thể bạn quan tâm

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.