Chuyện Làm Giàu Của Ông Chủ Trẻ

Khát khao được làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương đã thôi thúc nhiều bạn trẻ từ bỏ đô thị về quê khởi nghiệp...
Tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp và Làng nghề năm 2013 được tổ chức tại Quảng Ngãi mới đây, có một gian hàng được rất nhiều người chú ý. Đó là gian hàng về mô hình trồng rau thủy canh của kỹ sư Nguyễn Văn Cao (35 tuổi, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi).
Kỹ sư về quê trồng rau
Anh Cao chia sẻ: “So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có những ưu điểm vượt trội, thời gian chăm sóc ít lại không tốn quá nhiều diện tích, chỉ cần 1m2 trở lên, ánh nắng chiếu sáng trực tiếp 4 giờ/ngày là có thể trồng được, lại cho sản phẩm rau sạch”.
Tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm Huế (2010) với tấm bằng kỹ sư hạng Ưu, chàng kỹ sư vốn xuất thân là con nhà nông được nhận vào làm cho một công ty của Nhật Bản (tại TP. HCM) với mức lương khởi điểm 6,5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng sau 1 năm, anh làm bạn bè, gia đình sửng sốt khi khăn gói về quê khởi nghiệp với mô hình trồng rau thủy canh. Anh nhanh chóng gặt hái được thành công ngay tại quê nhà.
Đầu năm 2013, anh mạnh dạn mở công ty riêng, trụ sở tại Quảng Ngãi, và hai chi nhánh tại Quảng Nam, Đà Nẵng, chuyên cung cấp các loại rau sạch cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn… và lắp đặt các hệ thống trồng rau thủy canh cho khách hàng ở khắp nơi. Chỉ trong thời gian ngắn, tên tuổi của anh được nhiều người biết đến, tài sản bạc tỷ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cử nhân làm trang trại
Lận lưng tấm bằng cử nhân của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cử nhân 8x Nguyễn Văn Minh (32 tuổi), xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi được tuyển vào làm việc cho một công ty tại Bình Dương với mức lương khởi điểm 4,2 triệu đồng/tháng.
Anh xác định tư tưởng đi làm kiếm một số vốn kha khá để về quê mở trang trại. Vậy nên sau 3 năm cật lực lao động, năm 2008, anh quyết định về quê xây dựng trang trại nuôi lợn. “Thấy mình về quê nuôi lợn, nhiều người cho mình là gàn dở. Nhưng mình không nói gì, quyết tâm chứng minh cho mọi người thấy sự lựa chọn của mình là đúng”- anh Minh nhớ lại.
Với tổng diện tích trang trại 7.604m2, anh liên kết với Công ty liên doanh Việt Nam - Đài Loan MDF nuôi 1.100 heo thịt. Mỗi năm anh xuất chuồng 2 lứa heo, mỗi lứa khoảng 100 tấn. Chỉ sau một năm anh đã thu hồi được vốn. Hiện, mỗi năm đàn heo đem về cho anh khoản lãi 600 triệu đồng. “Chuồng trại được xây dựng theo mô hình tự động hóa, hầm biogas xử lý chất thải bài bản nên thời gian chăm sóc ít. Về quê hiếm người nghĩ là sự lựa chọn khôn ngoan, nhất là khi có một công việc thu nhập ổn định tại thành phố, nhưng với mình, được làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương thì không còn gì vui hơn”- anh Minh chia sẻ.
Anh Cao, anh Minh chỉ là một trong số hàng chục kỹ sư, cử nhân mang kiến thức đã được trang bị trong những năm tháng ở giảng đường về xây dựng quê hương Quảng Ngãi. Với họ, được đóng góp cho quê hương không chỉ là niềm vui, làm giàu cho chính mình và gia đình mà còn là trách nhiệm với quê hương...
Có thể bạn quan tâm

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.

Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8/2014.

Tương tự, ông Chín Chánh, thành viên CLB khuyến nông VAC (ấp Đồng Tranh, xã Long Hòa) cho biết: “Vườn xoài 30 tuổi rộng hơn 1 ha của tui vậy mà năng suất trái vụ rất khá. Năm ngoái đạt 4 tấn, với giá bán bình quân từ đầu đến cuối mùa trái vụ là 40.000 đ/kg, thu về gần 150 triệu đ. Khấu trừ chi phí sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu xong lời gần 100 triệu đ”.