Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Và Ương Lươn Giống

Mô hình do UBND xã Mỹ Hội, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp triển khai thực hiện vào tháng 6 /2014 tại hộ ông Trần Long Châu, ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Hội, với quy mô 24m2, thả nuôi 25kg lươn giống bố mẹ, được nhà nước hỗ trợ trên 10 triệu đồng mua lươn giống, thức ăn, xây dựng bể, trang thiết bị sản xuất giống và hàng tuần có cán bộ chuyên môn đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đẻ có bùn.
Sau hơn 2 tháng, lươn mẹ bắt đầu sinh sản, lứa đầu tiên, ông Châu thu hoạch được trên 1.500 con lươn con, tỷ lệ sống đạt trên 91%.
Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D9F/Chuyen_giao_ky_thuat_san_xuat_va_uong_luon_giong.aspx
Có thể bạn quan tâm

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Nhiều năm qua, cây măng cụt được xem là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho trên 400 hộ nông dân ở cù lao Tân Qui, trong đó có gần 100 hộ có thu nhập từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm.

Từ những mô hình của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, những diêm dân ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn chỉ quen với việc làm muối nay đã bắt đầu biết nuôi tôm và họ tự tin về những kế hoạch của mình.

Điểm lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhiều người không khỏi giật mình khi các cơ sở tư nhân đang chiếm lĩnh thị trường.

Song công nghiệp hóa sản xuất, chế biến trứng ở châu Á lại chưa phát triển và châu Á lại cũng là nơi bùng phát nhiều nhất trên thế giới về dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm trứng.