Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Sở dĩ cây bắp có diện tích chuyển đổi nhiều do hiện nay thị trường tiêu thụ bắp khá ổn định, bắp vụ đông xuân dễ sản xuất, nhu cầu nước thấp. Các nhóm cây trồng khác như rau màu chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm nên chuyển đổi ở mức trung bình.
Địa bàn chuyển đổi mạnh nhất tập trung tại Tánh Linh, Đức Linh. Đây là hai huyện trọng điểm sản xuất bắp của tỉnh, có truyền thống trồng bắp trên đất lúa vụ đông xuân để tăng thu nhập, giảm bớt áp lực về nước tưới mùa khô. Đồng thời, vùng trồng bắp này tập trung dọc theo thung lũng sông La Ngà có độ phì nhiêu khá cao. Các huyện phía Bắc ít có diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, phần lớn do tập quán sản xuất của người dân.
Được biết, trong buổi làm việc với Cục Trồng trọt mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT đẩy mạnh công tác hỗ trợ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tăng cường ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua đó giúp địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi cây trồng ngắn ngày trên đất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.

Từ một nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên ruộng nương, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay ông Nguyễn Công Khanh đã trở thành một “ông chủ” trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ đang lo ngại đợt sâu cuốn lá mới tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mùa.

Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.