Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Sở dĩ cây bắp có diện tích chuyển đổi nhiều do hiện nay thị trường tiêu thụ bắp khá ổn định, bắp vụ đông xuân dễ sản xuất, nhu cầu nước thấp. Các nhóm cây trồng khác như rau màu chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm nên chuyển đổi ở mức trung bình.
Địa bàn chuyển đổi mạnh nhất tập trung tại Tánh Linh, Đức Linh. Đây là hai huyện trọng điểm sản xuất bắp của tỉnh, có truyền thống trồng bắp trên đất lúa vụ đông xuân để tăng thu nhập, giảm bớt áp lực về nước tưới mùa khô. Đồng thời, vùng trồng bắp này tập trung dọc theo thung lũng sông La Ngà có độ phì nhiêu khá cao. Các huyện phía Bắc ít có diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, phần lớn do tập quán sản xuất của người dân.
Được biết, trong buổi làm việc với Cục Trồng trọt mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT đẩy mạnh công tác hỗ trợ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tăng cường ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua đó giúp địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi cây trồng ngắn ngày trên đất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Khánh Hòa sản xuất cà tím Nhật Bản (CTNB) theo mô hình của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (CPTSBL), chi nhánh tại Khu Công nghiệp Suối Dầu

Vụ tôm nước lợ xuân – hè 2012, toàn tỉnh Thanh Hóa phấn đấu thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 130 ha tôm he chân trắng. Để đạt được mục tiêu, ngay từ đầu tháng 3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với các địa phương có diện tích nuôi tôm chỉ đạo cho các chủ đồng nuôi tập trung cải tạo ao đầm đúng hướng dẫn kỹ thuật, tuân thủ lịch thời vụ thả tôm, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, sẵn sàng thả tôm nuôi khi thời tiết thuận lợi.

Hơn 400ha chuyên trồng giống lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An đã tụt giảm còn 100ha. Nông dân vùng này bỏ NTCĐ bởi không cạnh tranh được với gạo giả, gạo nhái đang tràn lan khắp nơi...

Hiện nay, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đạt hơn 43.000 ha, mỗi năm cần khoảng 5 tỷ con tôm giống chứng tỏ Bến Tre là thị trường khá rộng cho nghề sản xuất tôm giống phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh hiện chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu.

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm