Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu
Ngày đăng: 08/07/2015

Sở dĩ cây bắp có diện tích chuyển đổi nhiều do hiện nay thị trường tiêu thụ bắp khá ổn định, bắp vụ đông xuân dễ sản xuất, nhu cầu nước thấp. Các nhóm cây trồng khác như rau màu chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm nên chuyển đổi ở mức trung bình.

Địa bàn chuyển đổi mạnh nhất tập trung tại Tánh Linh, Đức Linh. Đây là hai huyện trọng điểm sản xuất bắp của tỉnh, có truyền thống trồng bắp trên đất lúa vụ đông xuân để tăng thu nhập, giảm bớt áp lực về nước tưới mùa khô. Đồng thời, vùng trồng bắp này tập trung dọc theo thung lũng sông La Ngà có độ phì nhiêu khá cao. Các huyện phía Bắc ít có diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, phần lớn do tập quán sản xuất của người dân.  

Được biết, trong buổi làm việc với Cục Trồng trọt mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT đẩy mạnh công tác hỗ trợ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tăng cường ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua đó giúp địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi cây trồng ngắn ngày trên đất lúa.


Có thể bạn quan tâm

Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

03/12/2014
Nông Dân Làm Khuyến Nông Nông Dân Làm Khuyến Nông

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

03/12/2014
Mùa Măng Núi Cấm Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

11/07/2014
Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

11/07/2014
Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

03/12/2014