Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Sở dĩ cây bắp có diện tích chuyển đổi nhiều do hiện nay thị trường tiêu thụ bắp khá ổn định, bắp vụ đông xuân dễ sản xuất, nhu cầu nước thấp. Các nhóm cây trồng khác như rau màu chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm nên chuyển đổi ở mức trung bình.
Địa bàn chuyển đổi mạnh nhất tập trung tại Tánh Linh, Đức Linh. Đây là hai huyện trọng điểm sản xuất bắp của tỉnh, có truyền thống trồng bắp trên đất lúa vụ đông xuân để tăng thu nhập, giảm bớt áp lực về nước tưới mùa khô. Đồng thời, vùng trồng bắp này tập trung dọc theo thung lũng sông La Ngà có độ phì nhiêu khá cao. Các huyện phía Bắc ít có diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, phần lớn do tập quán sản xuất của người dân.
Được biết, trong buổi làm việc với Cục Trồng trọt mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT đẩy mạnh công tác hỗ trợ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tăng cường ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua đó giúp địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi cây trồng ngắn ngày trên đất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.

Tờ Kinh doanh toàn cầu ngày 22.10 đưa tin Chính phủ Philippines sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để xác định nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu gạo bổ sung trong bối cảnh mùa màng thất bát nặng nề do bão Koppu gây ra...

Trong khi lãnh đạo Cục dự trữ nhà nước Nam Trung bộ (trụ sở tại Khánh Hòa) khẳng định việc bán lúa vừa rồi là đúng luật, đúng quy trình thì nhiều người không mua được lúa cho biết sẽ khiếu nại đến cùng để chấm dứt tình trạng không minh bạch trong việc mua bán lúa dự trữ nhà nước…

Một đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở tỉnh Thái Bình, trong câu chuyện về xây dựng nông thôn mới, ông lo lắng: Ở quê bây giờ cái gì cũng đủ: Điện, đường, trường, trạm, internet, quán gội đầu... Chỉ thiếu người!

Thoạt nghe, chúng tôi cứ ngỡ, cái tên gọi Vườn lan Huyền Thoại như một hình ảnh so sánh với các câu chuyện trong truyện cổ tích. Chỉ khi đến nơi, chúng tôi mới được biết, đó là tên mà chị Lê Thị Thanh Huyền đặt cho vườn lan của mình.